Tuần qua, Gia Lai đã tổ chức cho nông dân 9 huyện, thành phố thăm mô hình xen canh cây ăn quả trong vườn hồ tiêu, cà phê để nhân ra diện rộng.
Hiện, 200 nông dân tại 9 huyện, thành phố Gia Lai đã được tham quan mô hình trồng xen sầu riêng vào hồ tiêu, cà phê của ông Nguyễn Văn Lập (làng Hrak, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang). Đây là dịp giúp nông dân học hỏi kinh nghiệm trồng xen canh các loại cây trồng để áp dụng vào thực tế, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Vườn xen canh hồ tiêu, cà phê thu lãi lớn
Năm 2006, từ Đắk Lắk, ông Nguyễn Văn Lập chuyển đến làng Hrak, xã Đak Djrăng sinh sống. Tại đây, ông mua 5 ha đất trồng cà phê, hồ tiêu rồi xen canh 450 cây sầu riêng.
Để cây trồng phát triển tốt, ông đầu tư tưới tiết kiệm cho từng loại cây. Đồng thời, chủ động tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc cây để áp dụng vào thực tiễn.
Ông Lập cho hay: “Làm nông nghiệp không biết cây nào được giá, cây nào mất giá. Vì vậy, năm 2006, tôi quyết định trồng 3 loại một lúc, để có rủi ro thì lấy cây này bù cây khác.
Đến nay, cả 3 loại cây này đều tạo nguồn thu ổn định. Đặc biệt, 3 năm trở lại đây, khi hồ tiêu, cà phê mất giá thì sầu riêng trở thành nguồn thu chính của gia đình”.
Theo ông Lập, năm 2016, ông thu được 200 triệu đồng từ 450 cây sầu riêng. Năm 2017, tăng lên 500 triệu đồng. Đặc biệt, năm 2018, thu được 34 tấn sầu riêng, giá 85.000 đồng/kg, lợi nhuận đạt 3 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so hồ tiêu và cà phê.
Chi cục Trồng trọt và BVTV Gia Lai cho biết, toàn tỉnh có khoảng 712 ha sầu riêng, chủ yếu xen canh trong vườn cà phê, hồ tiêu. Một nửa diện tích này đã bước vào kinh doanh, số còn lại đang trong giai đoạn kiến thiết, hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu ổn định cho nông dân.
Ông Vũ Văn Lâm, thôn 2, xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa, cho biết: “Tôi cũng trồng xen canh 300 cây sầu riêng vào 2 ha hồ tiêu, từ năm 2008. Năm vừa rồi, thu 1,2 tỷ đồng từ sầu riêng.
Trồng sầu riêng không cần nhiều vốn, nhân công chăm sóc, chỉ đầu tư béc tưới nước khoảng 100 triệu đồng. Khi cây ra hoa, tập trung điều chỉnh sinh lý để cây kết trái đồng loạt”.
Ông Đào Văn Chủy, thôn Tung Blai, xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh, chia sẻ: “Tôi trồng xen 200 cây sầu riêng vào vườn cà phê, làm nhiều đợt khác nhau. Năm qua, có 60 cây cho thu hoạch 9 tấn, giá 50.000 đồng/kg, thu được 450 triệu đồng. Trồng sầu riêng xen cà phê hiệu quả cao khi cả 2 đều mang lại nguồn thu ổn định”.
Tại buổi tham quan, nhiều nông dân đặt câu hỏi về kỹ thuật trồng, chăm sóc đảm bảo các loại cây đều phát triển tốt. Sở Nông nghiệp và các chuyên gia đã giải đáp cụ thể, đồng thời hướng dẫn cách chọn giống, trồng, chăm sóc để người dân áp dụng.
Ông Trịnh Quốc Việt-Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Gia Lai, cho hay: Mô hình trồng xen canh của ông Nguyễn Văn Lập rất tốt, đúng mật độ, có 3 hệ thống tưới độc lập cùng lúc cho 3 loại cây.
Việc chăm sóc cũng khoa học, hiện đại cho hiệu quả cao. Hiện, nhiều địa phương trong đang thực hiện tái canh cà phê. Vì vậy, những mô hình xen canh như thế này đã xuất hiện.
Hiệu, quả kinh tế trồng xen canh đã được khẳng định. Song, cơ quan chuyên môn khuyến cáo, nông dân không nên mở rộng diện tích sầu riêng ồ ạt đề phòng rủi ro.
Đặc biệt, khi trồng, cần chọn giống có nguồn gốc. Nên trồng xen, thay vì độc canh, để hạn chế rủi ro, tăng thu nhập. Đồng thời, cần sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, để nâng cao giá trị nông sản.
Lâm Đồng: Cà phê nhân xô tiếp tục giảm sâu
Hiện, Sở Công thương Lâm Đồng, cho biết, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên dao động khoảng 30.000 - 31.000 đồng/kg, giảm 400 đồng so ngày 2/5.
Cà phê nhân xô liên tục giảm nhẹ
Từ giữa tháng 4, giá cà phê nhân xô Tây Nguyên cũng liên tục giảm từ 200 - 600 đồng/kg, duy trì ở mức thấp từ 30.400 - 31.400 đồng/kg, và giảm 2.000 đồng, so cuối tháng 3/2019. Riêng Lâm Đồng, giá cà phê thấp nhất so các tỉnh Tây Nguyên.
Giá cà phê Arabica cũng có xu hướng giảm nhẹ. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, giá cà phê Tây Nguyên liên lục giảm nhẹ thời gian qua, nguyên nhân do ảnh hưởng bởi cà phê Brazil, đất nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.
Lạc Dương: Thiếu liên kết, đầu ra sản phẩm bấp bênh
Việc chuyển đổi cà phê sang trồng rau màu không theo quy hoạch, không tham gia chuỗi liên kết, khiến đầu ra cây rau, màu dân tộc Đạ Sar, Lạc Dương (Lâm Đồng) thiếu ổn định.
Ông Lơ Mu Ha Ba phải chở nông sản ra tận Đà Lạt để bán. Ảnh: H.Y
Bà Liêng Jrang K’Sáu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đạ Sar cho biết, từ xã thuần cây cà phê, hiện có 140 hộ đồng bào DTTS chuyển đổi thành công 50 ha diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp, sang trồng rau, hoa công nghệ cao, bước đầu đem lại giá trị cao.
Theo đó, nếu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, có liên kết bao tiêu sản phẩm, sẽ thu nhập tăng gấp 3 lần so trồng cà phê. Song, việc liên kết gặp khó khăn, nông dân không ký kết được với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, phải bán cho thương lái với giá bấp bênh, hoặc, bán ở chợ giá rẻ.
Ông Lơ Mu Ha Ba, Thôn 3, xã Đạ Sar cho hay, ông có 2 ha cà phê, cho thu nhập rất thấp, nên đã chuyển sang trồng rau, song, không có nơi tiêu thụ.
Hiện, giá súp lơ thị trường 8.000 đồng/kg, nhưng thương lái chỉ mua của bà con với giá 5.000 đồng/kg, nên hằng ngày phải đem ra Đà Lạt bán. Bà Kơ Sắ K Sang, thôn 6, cũng trong tình cảnh tương tự, nhưng do nhà có xe tải nhỏ, nên đưa ra Đà Lạt dễ hơn.
Bà chia sẻ, người dân chuyển đổi cây trồng để tăng thu nhập, nhưng do thị trường vẫn phụ thuộc vào một số vựa thu mua ở xã, nên đầu ra bấp bênh...
Ông Cil Niêm, Phó Chủ tịch xã Đạ Sar cho biết: Không thể phủ nhận hiệu quả ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm là, việc ứng dụng công nghệ cao, không đi liền với xây dựng thương hiệu. Do vậy, nông dân vẫn chưa thể ký kết tiêu thụ ở các thị trường lớn, mà phụ thuộc vào thị trường tự do, giá cả bấp bênh.
Hiện, rau, củ, quả tiêu thụ qua thương lái trên 42%. Vì vậy, thời gian tới, bên cạnh khuyến khích người dân ứng dụng công nghệ cao, xã sẽ kêu gọi doanh nghiệp liên kết sản xuất và thu mua nông sản để bà con yên tâm sản xuất.
Cư M’ gar: Cần xử lý nghiêm các vụ phá hoại cây trồng
Thời gian qua, trên địa bàn Cư M gar (Gia Lai) xảy ra nhiều vụ phá hoại cây trồng, khiến người dân hoang mang, lo lắng. Đây là tội ác, bởi nó đã triệt đường sống của nông dân.
Chị H’Miôn Êban (buôn Cuôr Đăng, xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar), bị kẻ xấu chặt phá hơn 10 gốc sầu riêng, và mãng cầu trồng hơn 1 năm. Chị H’ Miôn cho biết, rẫy nằm cuối buôn, nên không biết kẻ xấu chặt phá, đến khi phát hiện thì đã muộn.
Sầu riêng hộ ông Lợi, xã Ea Tân, bị kẻ xấu làm khô héo quả non
Nhà chị không có mâu thuẫn, xích mích với ai nên không biết thủ phạm ra tay vì lý do gì. “Thấy cảnh như vậy, mình buồn lắm, mất ăn mất ngủ mấy ngày lận. Không riêng mình, rẫy các hộ bên cũng bị chặt phá. Gia đình đã trình báo chính quyền, nhưng không tìm ra thủ phạm. Giờ chỉ còn cách đầu tư lại, lần này sẽ làm hàng rào thật chắc chắn”, chị H’ Miôn nói.
Trước đó, vườn sầu riêng nhà Nguyễn Công Lợi, thôn Ea Chăm, xã Ea Tân, có hơn 2 ha trồng xen cà phê, sầu riêng, hồ tiêu cũng bị đầu độc. Đầu tháng 4 vừa qua, anh bơm nước tưới khoảng 60 cây sầu riêng.
Mấy ngày sau, anh phát hiện, sầu riêng khô héo, chết dần. Anh chợt nhớ, lúc bơm nước tưới cây, thấy nước trong bể sủi bọt, nhưng không để ý. Nghi ngờ có kẻ đã đổ thuốc độc vào bồn nước để hại vườn cây, anh Lợi đã làm đơn trình báo cơ quan chức năng.
Anh cho biết, với 60 cây sầu riêng hạt lép, giá trị tới vài trăm triệu đồng, nhưng nay khô héo, rụng quả, gây thiệt hại kinh tế rất lớn. Trong lúc chờ điều tra tìm thủ phạm, anh Lợi túc trực tại vườn, bơm nước mong rửa bớt chất độc để cứu cây.
Chưa hết, vườn sầu riêng chị Đoàn Thị Thanh Thủy, thôn Tân Hòa, xã Tân Lập, bị hại bằng cách đục lỗ ở gốc cây để bỏ thuốc độc. Chị cho hay, ngày 30-4 vừa qua, khi đi thăm vườn thấy nhiều cây sầu riêng đang ra trái bỗng chết cành, rụng hoa đồng loạt.
Kiểm tra, có 12 gốc sầu riêng đang cho quả và 10 cây sầu riêng 3 năm tuổi bị đục lỗ, bỏ thuốc ở gốc, cây cỏ xung quanh gốc cây cũng bị chết trụi. Vườn sầu riêng là nguồn thu chính, nay bị phá hoại, khiến gia đình chị rất hoang mang, lo lắng.
Theo tìm hiểu, tình trạng phá hoại cây trồng trên địa bàn tỉnh đã xảy ra nhiều năm nay. Có vụ điều tra tìm ra thủ phạm xử lý, song cũng nhiều vụ bị chìm vào lãng quên.
Nạn nhân là người nông dân chỉ biết rớt nước mắt, ngậm đắng nuốt cay, gánh chịu thiệt hại từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng. Dư luận bức xúc và mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt, xử lý mạnh tay những kẻ phá hoại cây trồng.
Bởi vườn cây là nguồn sống, kế sinh nhai của người nông dân, phá hoại vườn cây là triệt đường sống của họ
Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), các tỉnh, thành phố phía Bắc bị thiệt hại nặng nề. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động NHCSXH đã và đang dốc lòng, dồn sức cùng chung tay khắc phục hậu quả của bão lũ, chia sẻ, ủng hộ Nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra.
Sau năm 1996, huyện Mường Lát được tách khỏi huyện Quan Hóa, đây là một huyện xa nhất của tỉnh Thanh Hóa, đường xá giao thông cực kỳ khó khăn, quy mô nền kinh tế gần như không có gì. Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Mường Lát đang trên đường xây dựng nông thôn mới (NTM) trong bối cảnh cũng cực kỳ khó khăn hơn so với các địa phương khác trong tỉnh.