Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 22 tháng 6 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 2 năm 2020 | 15:6

Gia Lâm: Nông dân phấn khởi vì giá rau sạch tăng cao

Do thời thời tiết khắc nghiệt, rét đậm kéo dài hơn 1 tháng qua, nên bà con vùng rau xã Yên Viên (Gia Lâm - Hà Nội) có một vụ rau đầu Xuân mới “được giá” và “đắt khách”, có hộ thu trên 1 tỷ đồng.

Người dân cho biết, trồng rau ở đây mang lại lợi nhuận cao gấp 12 lần trồng lúa. 

 

img_0653.JPG
Đoàn công tác Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Nội thăm vườn rau  của HTX Dịch vụ Nông nghiệp Yên Viên.
 

Rau cho thu gấp 10 -12 lần trồng lúa

Bà Nguyễn Thị Sinh, Chi hội trưởng Hội Nông dân thôn Lã Côi, cho biết, gia đình bà có thâm niên trồng rau hơn 40 năm qua. Tham gia trồng rau sạch trên 10 năm nay, trên diện tích 3 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2), năm 2010, được cấp tem nhận dạng của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội. Năm 2018, xã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp nhãn hiệu tập thể Rau cải xanh Yên Viên, bao gồm các loại như: cải ngồng, cải xanh, các loại rau ăn lá, rau dền, xà lách, mồng tơi...

Từ sau Tết Nguyên đán 2020 đến nay, giá rau luôn ở mức cao, do trận mưa đá đêm 30 Tết Canh Tý, làm hỏng phần lớn diện tích rau ăn lá. Sau Tết lại giá lạnh kéo dài, nên rau sinh trưởng, phát triển chậm. Thời điểm này, một mớ rau ăn lá (khoảng 3 lạng) có giá 10.000 đồng, tương đương 30.000 đồng/kg, bằng 5kg thóc.

“1 mẫu rau/năm (1 mẫu Bắc Bộ = 3.600m2) thu hoạch 8-10 lứa, mỗi lứa khoảng 7 triệu đồng/sào, bằng 2 tạ lúa, trồng rau ở Yên Viên cho thu nhập gấp 10 -12 lần trồng lúa. Do vậy, người dân chuyển sang trồng rau ngày càng nhiều. Người trồng rau quê tôi, mỗi khi ra ruộng hái rau, thường ngâm nga: Ai về làng Lã quê tôi/ Đêm trăng rọi xuống, bóng người nhổ rau/Mập mờ nhà lưới trắng phau/Giếng khoan san sát, tưới rau an toàn”, bà  Sinh vừa bó rau, vừa vui vẻ đọc thơ cho chúng tôi nghe. 

Cạnh đó, ông Phạm Văn Chín, cùng thôn Lã Côi với bà Sinh, cũng cho biết, gia đình ông trồng rau 3 thế hệ nay. Trước đây, trồng thủ công, bón phân chuồng ủ hoai mục, tưới rau bằng nước sông Thiên Đức. Lúc ấy, nước sông rất sạch, tôm - cá còn sống được, nhiều năm nay, nước sông bị ô nhiễm nặng, bà con không dùng nữa. Hiện, tất cả đã chuyển sang dùng nước giếng khoan, khoan trực tiếp trên ruộng. Sau đó, bơm ra bể phơi, hoặc tưới qua dàn phun tự động. Nguồn nước, chất đất đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội lấy mẫu đi thử, đảm bảo an toàn.

“Trồng rau ở Yên Viên khá thuận lợi, chúng tôi đã chuyển sang sử dụng dàn tưới tự động 10 năm nay, có khi 2 nhà dùng chung 1 giếng khoan vẫn đủ. Rau hái xong, sơ chế, rửa ngay tại ruộng. Trong làng có 15 hộ chuyên vận chuyển rau đi các nơi tiêu thụ, chủ yếu trong nội thành Hà Nội. Hoặc, bà con huyện Đông Anh, nếu thiếu rau cũng sang lấy, hoặc chuyển đi Bắc Ninh.

Đặc biệt, trong làng có hộ có 12 mẫu rau (120 sào), 1 tháng cả 30 ngày chỉ lo đi bán rau của gia đình cũng không kịp. Những dịp rau đắt, đạt mức 15 triệu đồng/sào như thế này, doanh thu trên 1 tỷ đồng là chuyện thường. Các hộ khá cũng có 7 - 8 sào, hộ ít nhất 2 sào. Lã Côi là đất trồng rau 3 - 4 thế hệ nay, nên bà con sống yên ổn, khá giả”, ông Chín chia sẻ.

Chung tay cùng bà con

Giám đốc HTX Dịch vụ  Nông nghiệp Yên Viên, ông Ngô Duy Hưng, cho biết: “Năm 2019, thời tiết diễn biến phức tạp, vụ xuân ấm, lượng mưa ít; vụ mùa, lượng mưa ít hơn so mọi năm, cuối vụ có 3-4 trận mưa to, gió mạnh. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc tích cực của lãnh đạo các thôn, người dân, HTX đã gieo trồng được 96ha cây trồng, đạt 100% kế hoạch. Trong đó, rau, hoa màu 47 ha (riêng rau 22 ha); sản lượng rau các loại đạt 250-260 tạ/ha; ngô nếp tươi cho thu nhập 45-50 triệu đồng/ha”.

Ông Hưng cho biết thêm, vụ xuân thời tiết phức tạp, song, HTX đã kịp thời thông báo trên loa truyền thanh, gửi thông báo kịp thời trước các đợt sâu bệnh, nên bà con đã chủ động phòng tránh. Trong năm qua, HTX cũng đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, đưa giống mới, phổ biến tiến bộ kỹ thuật, phương thức sản xuất rau an toàn (RAT) cho nông dân. Tuyên truyền, vận động bà con sản xuất theo đúng quy trình RAT của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Mạnh Phương, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Nội, cho biết: “Hà Nội có tổng diện tích canh tác rau 12.000ha (tương đương với diện tích gieo trồng 29.000 ha/năm) , phân bố ở 22 quận, huyện, thị xã. Chủng loại rau phong phú, trên 40 loại, chủ yếu trồng ở vụ đông xuân. Sản lượng gần 700.000 tấn/năm, đáp ứng 70% nhu cầu người tiêu dùng Thủ đô (trong đó rau xanh khoảng 1.000.000 tấn/năm); còn lại 30% đến từ các địa phương khác như: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Lào Cai, Hòa Bình...”

Theo ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, tính đến nay, diện tích cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất của thành phố đạt 5.044ha. Trong đó có 521,6ha rau VietGAP và khoảng 50ha rau hữu cơ. Ngoài ra, Sở cũng đã ban hành 30 quy trình kỹ thuật sản xuất RAT; 30 quy trình sản xuất rau hữu cơ. Đặc biệt, đã xây thành công 35 mô hình chuỗi an toàn thực phẩm, áp dụng hệ thống đảm bảo có sự tham gia của các bên (PGS)”.

 

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Báo chí với công tác giảm nghèo bền vững ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị

    Báo chí với công tác giảm nghèo bền vững ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị

    Giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Để hoàn thành mục tiêu, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc đồng bộ, báo chí đã có đóng góp không nhỏ, nhất là với nhiệm vụ và vai trò của mình, làm thay đổi nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo bền vững, trong đó có hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị.

  • Báo chí góp phần xây dựng thành công NTM ở Quảng Trị

    Báo chí góp phần xây dựng thành công NTM ở Quảng Trị

    Cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân, với những bài viết sâu sắc, có ý nghĩa và sức lan tỏa tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực, báo chí đã góp phần không nhỏ vào công cuộc chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Quảng Trị.

  • Tự hào là nhà báo của nhà nông

    Tự hào là nhà báo của nhà nông

    “Yêu người bao nhiêu ta càng yêu nghề bấy nhiêu”, và yêu những người nông dân bao nhiêu, tôi càng yêu nghề báo bấy nhiêu.

Top