Những ngày qua, giá tôm nguyên liệu ở ĐBSCL bất ngờ sụt giảm mạnh khiến nhiều hộ nuôi tôm lâm vào tình cảnh khó khăn, thua lỗ ngay cả khi trúng mùa.
Trước đây, giá tôm thẻ chân trắng hơn 120.000 đồng/kg nhưng nay chỉ còn 80.000 đồng/kg. Với loại tôm kích cỡ 60 con/kg thì giá bán chỉ hơn 100.000 đồng/kg. Ngay cả những người nuôi tôm thẻ chân trắng trúng mùa cũng phải chịu thua lỗ nặng vì giá tôm rớt đến hơn 30%.
Tôm thẻ chân trắng rớt giá mạnh
Chia sẻ trên báo Lao động, anh Ngô Minh Nguyên (người nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu), cho biết, với gia tôm như hiện này thì người nuôi nắm chắc phần lỗ, chắc khó tránh cảnh nợ nần.
Gần nhà anh Nguyên, ông Vũ Văn Phi vừa thu hoạch hơn 1 ha tôm thẻ chân trắng loại hơn 100 con/kg nhưng thương lái chỉ thu với giá 70.000 đồng/kg. "Vụ tôm tưởng đâu trúng đậm ai ngờ lỗ trên 40 triệu đồng do rớt giá" - ông Phi cho hay.
Ngoài việc thu mua tôm thẻ chân trắng với giá thấp, có nơi thương lái còn đưa ra mức giá cào bằng theo hình thức mua "đồng giá" 65.000 đồng/kg với loại 60 - 100 con/kg thay vì mua theo kích cỡ như trước đây.
Theo các chuyên gia thủy sản, sở dĩ giá tôm thẻ chân trắng có giá thấp là do đối tác nhập hàng của các công ty chế biến, xuất nhập khẩu trong tỉnh không lấy nguồn hàng tôm lớn, mà chỉ chọn loại từ 90 - 100 con/kg.
Ngoài ra, các nhà máy chế biến thủy sản trong vùng đang gặp cạnh tranh gay gắt khi xuất khẩu tôm sang Mỹ, do tác động mạnh nhất tôm Ấn Độ bán giảm giá. Sắp tới tôm Thái Lan cũng vào vụ thu hoạch. Riêng tại vùng nuôi ĐBSCL năm nay thời tiết không quá khắc nghiệt, người nuôi tôm thẻ giữ nhịp vào vụ sớm hơn, lượng tôm thu hoạch bán ra thị trường gần như rải đều trong năm.
Mặt khác, trong khi thị trường tôm nguyên liệu cung cấp vào các nhà máy đang giảm giá, thông thường so cùng kỳ thương lái Trung Quốc sang thu mua tôm đủ cỡ, buôn bán theo đường tiểu ngạch thì nay lại khá im ắng (do việc Trung Quốc điều chỉnh mức thuế suất GTGT tôm khi nhập vào tỉnh Quảng Đông).
Trong khi giá tôm thẻ chân trắng liên tục giảm thì giá bán tôm sú vẫn khá bình ổn. Hiện, tôm sú loại 30 con/kg có giá 205.000 - 225.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 150.000 - 165.000 đồng/kg.
Giá tôm thẻ chân trắng giảm thấp nhất trong 3 năm qua khiến người nuôi không có lãi. (Ảnh: Thanh niên) |
Chia sẻ trên báo Thanh Niên, ông Phan Thanh Sang, Phó trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu - Sở Công thương tỉnh Cà Mau, cho biết giá thành sản xuất tôm thẻ chân trắng hiện khoảng 75.000 đồng/kg. Do đó, với giá bán hiện nay người nuôi không có lãi. Xu hướng giảm giá nhiều là ở cỡ tôm từ 70 - 100 con/kg, đối với tôm cỡ nhỏ và lớn thì giảm ít hơn.
Theo ông Sang, nguyên nhân chính khiến giá tôm thẻ chân trắng giảm sâu là do giá tôm trên thế giới đang giảm. Riêng cỡ tôm 70 - 100 con/kg giảm giá mạnh nhất, có thể do ở các nước số lượng thu hoạch tôm kích cỡ này tăng, dẫn đến nguồn cung vượt cầu.
Người nuôi thấp thỏm lo âu
Những ngày qua, người nuôi tôm thẻ ở vùng ven biển bán đảo Cà Mau thấp thỏm lo âu khi thu hoạch gặp lúc tôm rớt giá liên tục. Tôm giảm giá quá thấp nên có người dù nuôi đạt năng suất như ý nhưng trừ chi phí lời lãi chẳng còn bao nhiêu.
Theo báo Nông nghiệp Việt Nam, cách đây hơn 3 năm, ở cuối sông Hậu, Cù Lao Dung (Sóc Trăng), là vùng tiếp giáp nước lợ và mặn, nổi lên chuyện nông dân bỏ mía theo tôm. Chọn nuôi tôm thẻ khởi đầu như một giấc mơ, vì nếu nuôi trúng lãi cao hơn trồng mía rất nhiều. Tuy nhiên sau vụ thả nuôi tôm thẻ từ đầu năm đến nay thu hoạch bán giá thấp khiến không ít người chán nản.
Tại HTX Hưng Phú, huyện Cù Lao Dung, nuôi tôm thẻ đạt tiêu chuẩn VietGAP, tuy được doanh nghiệp thu mua tôm sạch tiêu thụ hết nhưng giá thu mua chỉ còn 85.000 đ/kg (cỡ 100 con/kg), giảm so với mấy tháng trước 10.000-15.000/kg.
Ông Bùi Thanh Toàn, Phó Giám đốc HTX Thủy sản Hưng Phú, dự định chuyển hướng sang nuôi tôm sú 3 giai đoạn (3 ao), nuôi thả mật độ thưa 10 con/m2. Ông Toàn chọn cách này như một biện pháp tạm thời chuyển hướng vào thị trường nội địa bán tôm tươi sống sục ôxy, tôm cỡ lớn 15-20 con/kg bán giá 400.000 đ/kg.
Trong khi đó một số hộ nuôi tôm khác và các đại lý thu mua tôm trong vùng cho biết, tôm thẻ nguyên liệu không chỉ ở Sóc Trăng mà ở Bạc Liêu, Cà Mau hay Kiên Giang giá đang giảm như nhau. Chỉ có tôm sú còn cầm giữ giá, vì chỉ còn Việt Nam nuôi nhiều. Tại An Biên, loại tôm sú đá cỡ 20 con/kg hiện có giá 270.000 đ/kg. Ấn Độ, Thái Lan ít nuôi đối tượng này.
Trước thông tin tôm thẻ nguyên liệu giảm sâu, dân thương lái thạo tin cho hay các nhà máy chế biến thủy sản trong vùng đang gặp cạnh tranh tôm xuất khẩu qua Mỹ, do tác động mạnh nhất tôm Ấn Độ bán giảm giá. Sắp tới tôm Thái Lan sẽ vào vụ thu.
Còn tại vùng nuôi ĐBSCL năm nay thời tiết không quá khắc nghiệt, người nuôi tôm thẻ giữ nhịp vào vụ sớm hơn. Vì vậy lượng tôm thu hoạch bán ra thị trường gần như rải đều trong năm. Mặt khác, trong khi thị trường tôm nguyên liệu cung cấp vào các nhà máy đang giảm giá, thông thường so cùng kỳ thương lái Trung Quốc sang thu mua tôm lớn nhỏ đủ cỡ, buôn bán theo đường tiểu ngạch thì hiện thời gần như im ắng (do việc điều chỉnh mức thuế suất VAT tôm khi nhập vào tỉnh Quảng Đông).
Một chủ doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại Sóc Trăng cho rằng, hiện nay nguồn cung tôm thẻ thu hoạch đầu vụ trong vùng tuy chưa nhiều, song do giá xuất khẩu thấp nên các nhà máy chế biến thủy sản chưa mạnh dạn ký hợp đồng.
Nhiều người nuôi tôm thẻ ở Sóc Trăng, Bạc Liêu lo âu: Nếu nuôi tôm trúng, giá thành đã là 70.000 đ/kg. Trước đây nuôi tôm trúng “một lời một” còn hiện nay mức lãi dẫu có được cũng giảm đi rất nhiều. Như vậy nếu DN thu mua mức này người nuôi tôm sẽ không mấy mặn mà, thậm chí có thể ngưng thả nuôi./.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.