Năm 2016 là năm vải thiều Bắc Giang có giá bán cao nhất trong vòng 40 năm trở lại đây. Giá trị sản xuất từ vải thiều đạt gần 3.000 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động dịch vụ phụ trợ trên 2.000 tỷ đồng, nâng tổng doanh thu từ vải thiều và các hoạt động phụ trợ đạt khoảng 5.000 tỷ đồng.
Năm 2016, Bắc Giang đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá tiêu thụ sản phẩm vải thiều.
Bắc Giang hiện có 30.000ha vải thiều, tổng sản lượng 142.315 tấn; trong đó vải chín sớm 19.250 tấn, vải thiều chính vụ 123.065 tấn. Trong đó, Lục Ngạn đạt 91.508 tấn, Lục Nam 25.000 tấn.
Cùng với việc duy trì và phát triển hợp tác gắn với thị trường truyền thống, Bắc Giang tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu mới, thị trường tiềm năng. Năm nay, Bắc Giang đã phối hợp với các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp tổ chức các chương trình kết nối sản xuất, tiêu thụ, xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp và hiệu quả nhằm tạo tính ổn định, bền vững trong chế biến, tiêu thụ vải thiều.
Cách làm này đã nâng sản lượng tiêu thụ vải nội địa đạt trên 71.000 tấn, chiếm 50% tổng sản lượng; xuất khẩu trên 71.000 tấn (thị trường Trung Quốc 57.000 tấn; các thị trường Mỹ, Úc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia... 13.000 tấn).
Giá bán vải thiều trong nước cũng được đánh giá là cao nhất trong vòng 40 năm trở lại đây, trung bình đạt 21.000 đồng/kg, thời điểm cao nhất lên tới 52.000 đồng/kg. Giá vải xuất khẩu trung bình đạt 28.000 đồng/kg, kim ngạch xuất khẩu 1.960 tỷ đồng (89 triệu USD).
Năm 2016, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã cấp 18 mã số vườn cho 327 hộ sản xuất vải thiều tại huyện Lục Ngạn xuất khẩu vào thị trường Mỹ với diện tích 217,89ha sản xuất theo tiêu quy trình GlobalGap. Viện Quy hoạch - Phát triển vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ) xây dựng mô hình sản xuất và cấp giấy chứng nhận GlobalGap cho 12 hộ với diện tích 5ha; Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang xây dựng mô hình sản xuất và cấp giấy chứng nhận GlobalGap cho 10,06ha tại thôn Kép 1 (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn).
Tổng sản lượng vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGap là 1.160 tấn. Vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGap khoảng 12.560ha, sản lượng 55.450 tấn.
Tuy nhiên, việc sản xuất, tiêu thụ, bảo quản vải thiều cũng gặp nhiều khó khăn, điển hình như việc: mô hình HTX sản xuất tập trung còn manh mún; thiếu tính liên kết giữa doanh nghiệp với hộ trồng vải; thiếu công nghệ bảo quản, chủ yếu là ướp lạnh tạm thời; mở rộng các thị trường mới gặp nhiều khó khăn do thủ tục thông quan, hàng rào kỹ thuật…
Năm 2017, Bắc Giang xác định giữ ổn định khoảng 30.000ha vải thiều; phấn đấu tăng 1.000ha sản xuất theo quy trình VietGap; tiếp tục sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn GlobalGap ở diện tích đã được cấp mã vùng. Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, chăm sóc, bảo quản...
Chú trọng tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm, kiểu dáng bao bì, tem, nhãn hàng hóa, hình ảnh sản phẩm vải thiều. Đặc biệt là giới thiệu vải thiều an toàn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap với khách hàng trong và ngoài nước trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuyên truyền, quảng bá vải thiều qua kênh thương mại điện tử; triển khai ứng dụng truy xuất thông tin về nguồn gốc, xuất xứ; mở rộng kênh tiêu thụ thông qua các hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị lớn, uy tín...
Hoàng Văn - Hồng Nhung
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.
Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…