Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 3 năm 2020 | 13:59

Giải cứu nông sản: Nhiều sáng tạo

Những ngày gần đây, sau bánh mì thanh long, bún dưa hấu, nay có thêm chả cá thanh long chất lượng tương đương chả cá kamaboko Nhật Bản, nhưng giá rẻ bằng 1/10.

tr7.jpg
Bánh mì làm từ thanh long ruột đỏ.

 

Đây không chỉ là sản phẩm độc lạ, hấp dẫn lần đầu xuất hiện trên thị trường mà còn giúp cho người nông dân giải cứu một lượng lớn nông sản đang bị tồn đọng, rớt giá.

Bánh mì, bánh trôi từ thanh long, dưa hấu

Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp,  nông sản Việt Nam (thanh long, dưa hấu...) ùn ứ khó tiêu thụ tại cửa khẩu phía Bắc, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã tham gia “giải cứu” các mặt hàng này bằng cách tạo ra nhiều sản phẩm như bánh mì, bánh trôi, pizza, bánh bao, bún... có sự tham gia của thanh long, dưa hấu...

Tại Hà Nội, tiên phong cho phong trào sản xuất bánh mì làm từ thanh long ruột đỏ, cơ sở bánh ngọt Fuji Food (quận Đống Đa) lúc nào cũng trong tình trạng khách tìm đến hỏi mua khiến cả người bán lẫn thợ làm bánh không kịp trở tay, mặc dù mới chính thức mở bán được ít ngày.

Anh Đoàn Đức Thắng, chủ của cơ sở bánh ngọt Fuji Food chia sẻ: “Thời gian qua, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến nông sản Việt Nam, khiến nông sản bị ùn ứ, không thể xuất sang Trung Quốc. Mình cũng không thể giải cứu bằng cách mua 1kg, 10kg, 20kg được nên sau một thời gian nghiên cứu học hỏi ở các nơi, tôi cũng  làm ra được sản phẩm bánh mì thanh long”.

Sản phẩm bánh mì thanh long sau khi ra mắt thị trường đã nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Trung bình mỗi ngày cửa hàng của anh tiêu thụ 100 - 150kg thanh long, tương ứng số lượng bánh làm ra 2000 - 3000 bánh/ngày, giá bán  8.000 đồng/chiếc.

Còn tại TP.  Hồ Chí Minh, các sản phẩm bánh mì thanh long thương hiệu ABC đang là mặt hàng “hot” trong thời điểm này. Khách hàng xếp hàng chờ mua bánh mì baguette, bánh mì thanh long mới ra lò. Ông Kao Siêu Lực, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Bánh kẹo Á Châu (ABC Bakery), cho biết, đã sử dụng 30 tấn thanh long ruột đỏ chỉ trong chưa đầy nửa tháng.

Theo ông Kao Siêu Lực, mục đích ban đầu khi nghiên cứu công thức bánh mì thanh long là muốn đưa nông sản tươi vào thành phần nguyên liệu chính, góp phần tạo đầu ra ổn định, giải cứu trái thanh long. Thời điểm đó, giá thanh long ruột đỏ chưa tới 10.000 đồng/kg, nay lên đến 35.000-36.000 đồng/kg (hàng loại 1) nhưng ABC chưa tính đến chuyện tăng giá bán bánh mì. Công ty đã liên kết với một số nhà vườn để thu mua thanh long dài hạn.

“Khi thử nghiệm thành công bánh mì thanh long, tôi tính toán mỗi ngày tiêu thụ tối đa 100 - 200kg thanh long, không ngờ được khách hàng nhiệt tình ủng hộ, ngày nào cũng dùng hết 2 tấn thanh long mới đủ bánh bán. Hiện mỗi ngày, hệ thống ABC Bakery bán ra 30.000-40.000 ổ bánh mì thanh long. Không chỉ bán hàng trong nước, ABC Bakery còn gửi mẫu chào hàng đến một số đối tác Nhật, nếu thuận lợi sẽ xuất sang nước này”, ông Lực cho hay.

Sau sản phẩm bánh mì thanh long, ông Kao Siêu Lực lại cho ra mắt một sản phẩm mới để "giải cứu" sầu riêng mang tên: bánh mì thanh long nhân sầu riêng.

Bánh mì thanh long nhân sầu riêng cầu kì hơn vì phải dùng một dây chuyền đặc biệt thì mới đóng gói được nhân bánh nằm gọn gàng bên trong vỏ bánh mì chứ không thể làm bằng tay. Phần bột mì làm bánh cũng là loại độc quyền của ABC Bakery.

Hưởng ứng phong trào sản xuất của “vua bánh mì” Kao Siêu Lực, nhiều siêu thị lớn gồm VinMart, Lotte Mart, Big C cũng đã vào cuộc. Đáng chú ý, ra mắt sau với mục tiêu hỗ trợ nông dân vùng trồng thanh long giữa dịch Covid-19, các siêu thị này đưa ra mức giá bán bánh mì thanh long cạnh tranh, chỉ từ 4.500 đồng/ổ.

Không dừng lại tại bánh mì được làm từ thanh long, tại Phiên chợ xanh tử tế do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp BSA tổ chức, đầu bếp Trần Cường Thịnh, Á quân chiếc thìa vàng 2015, đã thu hút nhiều người xem khi trình diễn làm chè trôi nước thanh long đỏ. Anh Thịnh dự định tiếp tục làm thạch dưa hấu và bánh phở thanh long.

Ngoài ra, trên thị trường còn có  nhiều sản phẩm độc đáo được làm từ thanh long có thể kể đến như: nước ép, bánh cuốn, pizza, bánh bao…

Ngoài thanh long thì dưa hấu cũng là  mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid - 19, với tâm thế sẵn sàng chung tay “giải cứu” nông sản Việt, một doanh nghiệp về thực phẩm tại xã Phú Hòa Đông (Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh) đã cho ra đời loại bún dưa hấu có giá 12.000 đồng/gói 200g khá độc đáo. Thậm chí, bún dưa hấu của công ty đã xuất sang Hàn Quốc.

Chia sẻ về sản phẩm bún được làm từ dưa hấu, ông Lê Duy Toàn, Giám đốc công ty TNHH XNK Thực Phẩm Duy Anh cho biết, công ty đã tiêu thụ được hơn 5 tấn dưa hấu cho đợt đầu tiên thử nghiệm và sản xuất thành công sản phẩm.

Chả cá thanh long theo công nghệ Nhật

Làn sóng giải cứu nông sản, đặc biệt là thanh long, đang diễn ra sôi nổi. Sau bánh mì của ông Kao Siêu Lực hay pizza, bún thanh long, mới đây, một công ty thực phẩm tại Khánh Hòa cho ra mắt sản phẩm độc đáo không kém, cũng làm từ loại nông sản này: Chả cá hai da phủ thanh long.

Chị Thu Hồng, Giám đốc Công ty Carafoods, người từng đạt giải đoạt giải “Nữ sáng lập xuất sắc nhất” tại cuộc thi Start up wheel 2016 toàn quốc, chia sẻ: “Mình được may mắn học tại Đại học Tokyo với một giáo sư đầu ngành về nghiên cứu hóa sinh, cụ thể là protein myosin trong việc tạo gel chả cá. Sau đó, mình có cơ hội thực tập tại công ty thuộc tốp đầu của Nhật Bản về sản xuất chả cá hữu cơ.

Việc tạo chả cá thanh long trong mùa giải cứu này là cái “duyên” vì mình đã đi tìm màu để tạo màu sắc đẹp cho chả cá lâu rồi (từ năm 2014) nhưng chưa thành công với màu hồng tự nhiên từ rau, củ, quả, mà chỉ làm được chả cá hai da phủ bí đỏ tạo màu vàng. Vừa rồi, từ “giải cứu thanh long” cứ đập vào mắt, khiến mình để tâm. Trước đây mình không chọn dùng thanh long vì quả mọng nước rất dễ làm mất đặc tính dai giòn của chả cá. Lần này quyết định thử nghiệm, không ngờ thành công thật, nhưng phải gần mất 3 tuần mới cho ra được sản phẩm hoàn hảo”.

Chả cá hai da phủ thanh long cho màu tự nhiên, không tanh, dai giòn, hiện được bán với giá khoảng 900.000 đồng/kg.

“Chả cá kamaboko là loại hải sản chế biến phổ biến tại xứ Hoa anh đào. Tại đây, kamaboko chứa nhiều phụ gia có giá khoảng 700.000 đồng/kg, trong khi chả cá cao cấp rất đắt, khoảng 7 triệu đồng/kg (giống kiểu bò kobe) nên không phải ai cũng có cơ hội được thưởng thức, kể cả người Nhật. Vì thế, giấc mơ chả cá an lành cho người Việt đã dẫn mình đến với khởi nghiệp về chả cá nhưng sản xuất trên một nền tảng nghiên cứu dựa trên công nghệ sản xuất của Nhật Bản”, chị Thu Hồng nhấn mạnh.

Nữ giám đốc cũng khẳng định, việc ra mắt sản phẩm chả cá kết hợp thanh long không phải là chạy theo phong trào hay chỉ mang tính “giải cứu” nhất thời. Về lâu dài, công ty định hướng tìm dòng thanh long hữu cơ để phù hợp với sản phẩm chả cá cao cấp.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh Chu Tiến Dũng cho biết: Đôi phó với ảnh hưởng do dịch Covid-19 gây ra, nhiều doanh nghiệp đã tạo ra sản phẩm mới như bánh mì thanh long, dưa hấu… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo ông Dũng, doanh nghiệp cần nỗ lực liên kết, tạo ra các sản phẩm mới vừa để ổn định sản xuất, vừa hỗ trợ nông dân có nông sản bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

 

 

Chí Thanh
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top