Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 25 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 22 tháng 3 năm 2022 | 14:41

Giải quyết hai vấn đề lớn để tháo gỡ “thẻ vàng”

Việc đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản còn nhiều hạn chế, bất cập trong khi công tác thực thi pháp luật, xử phạt các hành vi khai thác IUU còn rất thấp so với các vụ việc vi phạm.

“Nếu chúng ta không gỡ được thẻ vàng, ngoài ảnh hưởng trên 500 triệu USD xuất khẩu thủy sản đi châu Âu, còn ảnh hưởng rất đáng kể đến vị thế chính trị Việt Nam trên trường quốc tế”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến tại Hội nghị "Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản" diễn ra sáng nay (22/3), tại tỉnh Thanh Hóa. Hội nghị có sự tham dự của đại biểu đến từ 28 tỉnh, thành phố ven biển (trong đó 13 tỉnh, thành tham gia họp trực tuyến). 

 

tau-ca.jpg

Công tác thực thi pháp luật, xử phạt các hành vi khai thác IUU còn rất thấp so với các vụ việc vi phạm.

 

Thông tin tại hội nghị cho biết, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản năm 2021 đạt 3.88 triệu tấn; sản lượng khai thác thuỷ sản 2 tháng đầu năm nay đạt 566.000 tấn. Giá trị xuất khẩu tăng, tính riêng 2 tháng đầu năm nay đạt 1.508 tỷ USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, việc đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản còn nhiều hạn chế, bất cập. Công tác thực thi pháp luật, xử phạt các hành vi khai thác IUU còn rất thấp so với các vụ việc vi phạm; đặc biệt là hành vi vi phạm vùng biểu nước ngoài, ngắt kết nối thiết bị VMS; hạ tầng nghề cá và nguồn lực (kinh phí, nhận lực) phục vụ cho nhiệm vụ chống khai thác IUU còn hạn chế…

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, năm nay với quyết tâm chính trị, nếu Việt Nam không gỡ được thẻ vàng, ngoài ảnh hưởng trên 500 triệu USD xuất khẩu thủy sản đi châu Âu còn ảnh hưởng vị thế chính trị Việt Nam trên trường quốc tế.

“Hạ tầng thuỷ sản, hạ tầng khai thác cũng là vấn đề còn tồn đọng nhiều năm và vừa thiếu số lượng vừa kém chất lượng. Lãnh đạo các tỉnh, thành cần xem bổ sung quy hoạch hạ tầng, khai thác cần phải tích hợp vào quy hoạch chung của địa phương. Trong tương lại, nếu không có quy hoạch này trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành, quốc gia thì sẽ không có tính pháp lý”, Thứ trươgr Phùng Đức Tiến nêu rõ.

Thực tế, thời gian qua công tác ngăn chặn khai thác IUU được phía Ủy ban châu Âu (EC) đánh giá cao, ghi nhận sự cam kết, quyết tâm chính trị và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai các giải pháp chống khai thác IUU. Để tháo gỡ được cảnh báo thẻ vàng, hai vấn đề lớn được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận tại hội nghị là ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.

Việc kiểm soát nguyên liệu thủy sản nhập khẩu từ tàu nước ngoài và triển khai Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng chưa có tiến bộ, do chưa được đầu tư dẫn đến còn nhiều sai sót; việc thanh kiểm tra theo quy định của Hiệp định để đảm bảo việc kiểm soát hàng thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam là sản phẩm hợp pháp./.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Sơn Dương nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

    Sơn Dương nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

    Huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) hiện có 61 sản phẩm được xây dựng nhãn hiệu, thiết kế bao bì nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, trong đó có 49 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP.

  • “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    Từ trung tâm huyện Mường Khương (Lào Cai), chúng tôi ngược 30km đèo dốc về Tả Gia Khâu, xã biên giới đặc biệt khó khăn với bốn bề núi đá, nơi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến nhưng cũng còn lắm gian nan.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Top