Tuy nhiên, việc đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản còn nhiều hạn chế, bất cập. Công tác thực thi pháp luật, xử phạt các hành vi khai thác IUU còn rất thấp so với các vụ việc vi phạm; đặc biệt là hành vi vi phạm vùng biểu nước ngoài, ngắt kết nối thiết bị VMS; hạ tầng nghề cá và nguồn lực (kinh phí, nhận lực) phục vụ cho nhiệm vụ chống khai thác IUU còn hạn chế…
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, năm nay với quyết tâm chính trị, nếu Việt Nam không gỡ được thẻ vàng, ngoài ảnh hưởng trên 500 triệu USD xuất khẩu thủy sản đi châu Âu còn ảnh hưởng vị thế chính trị Việt Nam trên trường quốc tế.
“Hạ tầng thuỷ sản, hạ tầng khai thác cũng là vấn đề còn tồn đọng nhiều năm và vừa thiếu số lượng vừa kém chất lượng. Lãnh đạo các tỉnh, thành cần xem bổ sung quy hoạch hạ tầng, khai thác cần phải tích hợp vào quy hoạch chung của địa phương. Trong tương lại, nếu không có quy hoạch này trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành, quốc gia thì sẽ không có tính pháp lý”, Thứ trươgr Phùng Đức Tiến nêu rõ.
Thực tế, thời gian qua công tác ngăn chặn khai thác IUU được phía Ủy ban châu Âu (EC) đánh giá cao, ghi nhận sự cam kết, quyết tâm chính trị và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai các giải pháp chống khai thác IUU. Để tháo gỡ được cảnh báo thẻ vàng, hai vấn đề lớn được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận tại hội nghị là ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.
Việc kiểm soát nguyên liệu thủy sản nhập khẩu từ tàu nước ngoài và triển khai Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng chưa có tiến bộ, do chưa được đầu tư dẫn đến còn nhiều sai sót; việc thanh kiểm tra theo quy định của Hiệp định để đảm bảo việc kiểm soát hàng thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam là sản phẩm hợp pháp./.