Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 13 tháng 6 năm 2020 | 22:2

Giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam - Trung Quốc

Để mở rộng thị trường Trung Quốc cho mặt hàng nông sản, thực phẩm, ngày 16-17/6, Cục Xúc tiến thương mại sẽ tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến kết nối các doanh nghiệp nông sản, thực phẩm của Việt Nam với các đối tác của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Hiện tại, dịch Covid 19 đang được đẩy lùi ở cả Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, hoạt động giao thương theo các hình thức truyền thống giữa hai nước hiện vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc tham gia hội nghị giao thương được xem là một giải pháp quan trọng và thiết thực trong việc kết nối các doanh nghiệp hai bên.

Dự kiến có quy mô khoảng 60 doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp tỉnh Sơn Đông sẽ gặp gỡ, trao đổi trực tuyến trong những phiên giao thương chia theo từng lĩnh vực, chủ đề hợp tác cụ thể, phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp.

Những sản phẩm được giới thiệu tại hội nghị gồm hàng nông sản (rau, củ, quả tươi, sấy khô, các loại hạt, gia vị…); các loại thực phẩm chế biến; bánh kẹo và đồ uống như cà phê, sữa đậu nành, nước ép trái cây...

Sơn Đông là tỉnh nông, công nghiệp lớn của Trung Quốc. Với dân số 107 triệu người, Sơn Đông có nhu cầu nhập khẩu đa dạng các sản phẩm nhu yếu phẩm như nông sản, thực phẩm. Theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Sơn Đông đạt 230,8 tỷ NDT (tương đương 32,5 tỷ USD). Trong đó nhập khẩu 107,35 tỷ NDT (tương đương 15,1 tỷ USD), xuất khẩu 123,45 tỷ NDT (tương đương 17,34 tỷ USD).

 

202006131049satt1.jpg
Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam - Trung Quốc

 

Cũng vào năm 2019, địa phương này nhập khẩu lương thực đạt 4,93 tỷ USD, trong đó đậu tương nhập khẩu đạt 3,9 tỷ USD; thủy hải sản nhập khẩu đạt 3,22 tỷ USD; thịt các loại nhập khẩu đạt 2,42 tỷ USD. Thị trường nhập khẩu nông sản chủ yếu của Sơn Đông là châu Mỹ La tinh, EU và Australia.

Sau khi tham gia Hội nghị, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội quảng bá sản phẩm của mình, tìm hiểu đối tác, thị trường Sơn Đông nói riêng và Trung Quốc nói chung để có thể mở rộng thị phần tại thị trường tiềm năng này.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top