Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 17 tháng 3 năm 2020 | 16:23

Gỡ khó cho DN mùa dịch Covid-19: Đừng quên nguồn vốn ưu đãi từ SMEDF

Doanh nghiệp nhỏ và vừa dù chiếm phần lớn về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam nhưng lại thường gặp vướng mắc về vốn.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh của không ít ngành nghề gần như “đóng băng”. Bài toán về vốn càng trở nên nan giải, nhất là với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của các cấp quản lý và các tổ chức tín dụng.
 
bac-a.jpg
Luôn chú trọng đồng hành cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa, thời gian qua Ngân hàng TMCP Bắc Á nỗ lực tìm kiếm các kênh vốn ưu đãi từ các quỹ, các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế để có thể đa dạng hóa nguồn tài chính, hỗ trợ kịp thời hoạt động đầu tư - phát triển của doanh nghiệp. Ngày 11/02/2020, Ngân Hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đã tiến hành ký kết Hợp đồng khung cho vay gián tiếp với Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF), mở ra một kênh dẫn vốn mới vô cùng hấp dẫn cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước.
 
Theo đó, lãi suất cho vay được cố định trong suốt thời gian vay với lãi suất ngắn hạn: 4,16%/ năm, lãi suất trung, dài hạn: 6,0%/ năm và thời gian cho vay tối đa là 7 năm (trong đó thời gian ân hạn tối đa 02 năm). Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được vay tối đa 80% tổng vốn đầu tư thực hiện dự án và tối đa đối với một khách hàng không quá 15% vốn điều lệ thực có của Quỹ. Đặc biệt, một khách hàng có thể tham gia Chương trình với nhiều dự án khác nhau, giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn lực và hiện thực hoá các kế hoạch sản xuất kinh doanh khả thi .
 
“Nguồn vốn ưu đãi từ SMEDF trong mùa dịch Covid-19 có thể coi là cơ hội trong thách thức. Bởi đối tượng cho vay được quy định rất đặc thù, là doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Với tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn như hiện nay khi yếu tố đầu vào, đầu ra bị ảnh hưởng bởi sự hạn chế giao thương giữa các quốc gia, các doanh nghiệp mà SMEDF hướng đến sẽ có cơ hội phát huy thế mạnh về công nghệ và mạng lưới liên kết, tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm bao gồm các giai đoạn tiếp nối nhau từ hình thành ý tưởng, thiết kế, sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Với ý nghĩa đó, SMEDF và các ngân hàng thương mại nhận uỷ thác vốn như BAC A BANK đang chung sức thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước”, ông Trần Thanh Hải, Giám đốc Khối Ngân hàng Bán buôn Ngân hàng TMCP Bắc Á chia sẻ.
 
Ông Hải nhấn mạnh thêm: “Đối tượng cho vay của Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoàn toàn phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu mà BAC A BANK đã và đang phục vụ theo đúng định hướng chiến lược của Ngân hàng. SMEDF chính là động lực mới để BAC A BANK lan tỏa sứ mệnh một cách rộng khắp. Đồng thời, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ có thêm nguồn vốn “giá rẻ” để phần nào tháo gỡ các khó khăn tài chính, thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Qua đó, BAC A BANK sẽ góp phần kiến tạo một thế hệ các doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo ra các giá trị cốt lõi và đích thực”.
 
Với hệ thống hơn 140 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, các đối tượng mục tiêu của Chương trình có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ và được đội ngũ nhân viên Ngân hàng tư vấn hồ sơ thủ tục một cách rõ ràng, nhanh chóng. BAC A BANK hiện đang tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, lựa chọn các dự án, phương án kinh doanh khả thi để phối hợp với SMEDF cấp vốn đúng đối tượng, đồng thời đảm bảo hiệu quả của đồng vốn.
 
Bằng cam kết thực hiện nghiêm túc, BAC A BANK sẽ áp dụng các giải pháp đồng bộ để đảm bảo chất lượng của công tác giải ngân, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vốn Nhà nước, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đúng lúc, kịp thời trong mùa dịch Covid-19.
 
 
 
 
 
P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top