Theo khuyến cáo của giới chuyên gia ngân hàng, việc đăng ký sử dụng dịch vụ SMS cho mỗi lần chuyển tiền thanh toán hoặc gửi tiền là một trong những biện pháp hữu hiệu để quản lý tiền trong tài khoản.
Ngoài các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản, vàng…, gửi tiết kiệm vẫn tiếp tục là kênh đầu tư được nhiều người dân lựa chọn bởi tính an toàn và hiệu quả. Theo số liệu thống kê, năm 2017, tổng tài sản hệ thống tín dụng bao gồm ngân hàng và phi ngân hàng là 9 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi bao gồm người dân và doanh nghiệp và định chế tài chính khác ở mức khoảng 7 triệu tỷ đồng. Số liệu ước tính, trong số 7 triệu tỷ đồng, huy động vốn dân cư khoảng 60% (khoảng 4,2 triệu tỷ đồng), tổ chức 40%.
Tuy nhiên, trước thực tế một số khoản tiền gửi ở vài ngân hàng bỗng dưng biến mất trong thời gian gần đây, “nên chọn lựa ngân hàng như thế nào để gửi tiền?”, “cách nào để kiểm soát tiền trong tài khoản an toàn nhất, chủ động nhất?” là những vấn đề được khá nhiều người gửi tiền quan tâm khi kênh đầu tư này vẫn là lựa chọn được ưu tiên.
Nguyên nhân dẫn đến thực tế trên có thể là do cán bộ ngân hàng lợi dụng uy tín của tổ chức, lợi dụng lòng tin của khách hàng để chiếm đoạt tài sản phi pháp… Chuyên gia ngân hàng Cấn Văn Lực cho biết: Để quản lý tiền trong tài khoản mình còn hay đã mất thật ra khá đơn giản. Với trình độ công nghệ thông tin hiện nay, đa số ngân hàng đều sử dụng dịch vụ SMS mỗi lần chuyển tiền thanh toán, hay gửi tiền thì hệ thống SMS sẽ cập nhật trên hệ thống về giao dịch ngay tức thì.
Bà Nguyễn Thúy Hạnh, Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) cho hay: Ngoài dịch vụ kiểm tra số dư trên Internet Banking/Mobile Banking, PVcomBank còn cung cấp dịch vụ truy vấn tài khoản tiền gửi qua SMS Banking. Đây vừa là tiện ích, vừa là công cụ kiểm tra, cảnh báo rủi ro cho khách hàng khi thực hiện giao dịch tại PVcomBank. Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng soạn tin nhắn theo cấu trúc PVB [dấu cách] STK gửi đến tổng đài 6089. Hệ thống của PVcomBank sẽ gửi tự động về điện thoại của khách hàng thông tin số dư tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Kết quả truy vấn qua tin nhắn SMS giúp khách hàng có thông tin chính xác nhất về các khoản tiền gửi của mình tại PVcomBank. “Một tin vui cho khách hàng PVcomBank là chúng tôi đang có chính sách đăng ký miễn phí cho dịch vụ SMS-Banking nhằm thu hút cũng như mang đến trải nghiệm về tính năng mới cho khách hàng”, bà Hạnh thông tin.
Với trình độ công nghệ thông tin như hiện nay, để bảo vệ tài sản cho chính mình một cách hiệu quả nhất, ông Lực cũng khuyến cáo, người dân nên đăng ký sử dụng dịch vụ SMS cho mỗi lần chuyển tiền thanh toán hoặc gửi tiền. Đối với những người chuyên sử dụng máy tính có thể sử dụng internet banking để thường xuyên theo dõi và cập nhật về tài sản. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể yêu cầu ngân hàng gửi sao kê tài khoản, nhìn vào đó khách hàng thể biết ngay trong tháng vừa qua mình đã giao dịch bao nhiêu lần và với lượng tiền như thế nào.
Ngoài việc sử dụng dịch vụ SMS, ông Đặng Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng Tài chính (Đại học Kinh tế Quốc dân) nêu quan điểm, khách hàng nên chọn ngân hàng nào để khi cần là có thể rút tiền ra nhanh chóng và an toàn cả gốc và lãi; chọn ngân hàng mà bạn cảm thấy yên tâm khi gửi tiền vào đó, chọn ngân hàng có uy tín, có lịch sử quản lý ngân hàng an toàn, không có các vụ tranh chấp, sai phạm về quản lý tiền gửi.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.