Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 23 tháng 3 năm 2017 | 9:59

PVcomBank tạo “cú đột phá” mang tên Core T24!

Core Banking là trái tim của hệ thống công nghệ mỗi ngân hàng. Ngày 20/2/2017 vừa qua, Ngân hàng thương mại Đại chúng (PVcomBank) đã chính thức chuyển đổi thành công hệ thống Core Banking với tên gọi - Core T24 - sản phẩm của nhà cung cấp Core hàng đầu Temenos - Thụy Sĩ.

PVcomBank đã chuyển đổi thành công hệ thống Core Banking với tên gọi Core T24.

24 tháng quần quật để có ngày hôm nay

Hiện tại các ngân hàng trong nước áp dụng nhiều hệ thống Core Banking khác nhau như: Flexcube của Oracle, T24 của Temenos, TCBS của Unisys, Symbols của System Access… và một số hệ thống của các nhà cung cấp trong nước như Bank2000, MicroBank. Trong đó Core T24 của hãng Temenos - Thụy Sĩ được sử dụng phổ biến nhất với 16 đơn vị trong ngành tài chính, ngân hàng, bao gồm cả Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Sacombank, Techcombank, VPBank, SeABank... nhờ ưu thế về độ tin cậy và ổn định, tốc độ xử lý lên tới 1.000 giao dịch/giây, khả năng quản lý cùng lúc 50 triệu tài khoản và thường xuyên được cập nhật các phiên bản với những tính năng mới.

Nỗ lực chuyển đổi hệ thống ngân hàng lõi tuy vất vả, đòi hỏi chi phí rất lớn, nhưng kết quả thu được sẽ hoàn toàn xứng đáng với công sức và nguồn lực mà ngân hàng đã bỏ ra. 

Ông Trần Thanh Quang, thành viên Ban điều hành PVcomBank

Việc chọn một hệ thống Core Banking được Ban lãnh đạo PVcomBank tính đến ngay từ ngày đầu thành lập (năm 2013). Tuy nhiên, từ ý định đến hiện thực là cả một chặng được dài bởi ngân hàng có một số đặc thù.

“Dự án Core đã bắt đầu ngay khi hợp nhất. Nhưng do đến từ hai cơ thể khác nhau nên buộc làm Core phải lâu và kỹ hơn các ngân hàng khác”, ông Trần Thanh Quang, thành viên Ban Điều hành của PVcomBank chia sẻ.

Trên thực tế, hệ thống Core cũ hiện đại nhưng lại không có chức năng ngân hàng như khách hàng bán lẻ, gửi tiết kiệm, thanh toán mà chỉ có tổ chức, bán buôn. Còn Core của Western Bank thì đủ tính năng của ngân hàng nhưng lại lạc hậu không thể đáp ứng một ngân hàng hiện đại.

Chính những điều đó khiến cả nhà cung cấp và ngân hàng phải liên tục ngồi lại bởi tính ra, có tới cả trăm điều khoản chênh lệch. Đầu tiên là chờ ngân hàng đi qua các bước về điều hành, số liệu, để từ đó xây dựng các yếu tố pháp lý, pháp chế và quy định. Sau đó, là gỡ từng bước một. Cụ thể, phải xem tính năng nào có thể giữ lại,  tính năng nào phải  bỏ đi, và tính năng nào nhất thiết phải tuân thủ theo Core T24 của nhà cung cấp.

“Dự án Core Banking T24 bắt đầu ngay từ khi hợp nhất ngân hàng. Để triển khai bình thường các ngân hàng nhỏ mất khoảng 9 tháng, ngân hàng lớn khoảng 18 tháng; còn chúng tôi phải mất đến 24 tháng.  Sau khi đã thống nhất ra được một phiên bản Core khung từ đó, chúng tôi cùng nhà cung cấp mới xác định “bồi da đắp thịt”, ông Quang nói.

Core T24 - đột phá cho tương lai ổn định, an toàn

Chuyển đổi hệ thống ngân hàng lõi không đơn giản như việc chuyển sang sử dụng một phần mềm mới. Yêu cầu tối quan trọng đối với việc chuyển đổi là phải giữ nguyên toàn bộ tài sản CNTT của Ngân hàng như cơ sở dữ liệu khách hàng, dữ liệu tài khoản và lịch sử giao dịch, danh mục sản phẩm, hệ thống báo cáo quản trị… Sau khi triển khai và thử nghiệm xong, hệ thống mới và các hệ thống cũ còn phải được vận hành song song để đảm bảo không có sự cố tổn thất dữ liệu nào có thể xảy ra.

Theo ông Trần Thanh Quang,  Ban Lãnh đạo PVcomBank đã cân nhắc  rất kỹ khi đưa ra quyết định đầu tư chuyển đổi sang hệ thống Core Banking phổ biến và hiện đại nhất này - T24 của hãng Temenos (Thụy Sĩ).

“Đây  là việc làm tất yếu và cần thiết giúp đảm bảo cho khả năng phát triển ổn định và mở rộng linh hoạt của PVcomBank trong tương lai. Core T24 linh hoạt có thể đáp ứng được những điểm mà bất cứ ngân hàng nào cũng mong hướng đến như phục vụ khách hàng nhanh chóng, thông suốt, tích hợp kênh giao dịch điện tử, tránh xảy ra những trục trặc trong giao dịch, đáp ứng chuẩn mức Basell 2, thậm chí Basell 3”, ông Quang nhấn mạnh.

Nói về tính ưu việt của Core T24,  có thể điểm ra như: hầu hết các hệ thống báo cáo quan trọng, việc quản trị nguồn vốn và sản phẩm đều được tham số hoá để khi có sự thay đổi như: cập nhật chính sách quản lý mới, phát triển sản phẩm mới… người quản trị chỉ cần thay đổi các tham số chứ không cần phải thay đổi mã nguồn phần mềm, từ đó giúp cho hệ thống hoạt động ổn định với năng lực xử lý mạnh mẽ hơn trước. Mặt khác Core T24 cũng tích hợp thông suốt với tất cả các hệ thống quản trị CNTT hiện tại của PVcomBank nên vẫn đảm bảo khả năng bảo mật cao nhất cho ngân hàng và các khách hàng.

Gần như toàn bộ đội ngũ cán bộ nhân viên PVcomBank phải tham gia quá trình đào tạo và thực hành liên tục để nắm vững các kỹ năng xử lý nghiệp vụ, đảm bảo khai thác hiệu quả hệ thống mới. Do khối lượng công việc nhiều và do những yêu cầu chất lượng nghiêm ngặt cần thực hiện mà sau thời gian dài kể từ khi quyết định đầu tư Core T24, việc chuyển đổi hệ thống tại PVcomBank mới được chính thức hoàn thành.

Tất cả những phần việc khó khăn này đều hướng đến một mục tiêu tốt đẹp mà PVcomBank đã xác định: "Trở thành Ngân hàng Không khoảng cách".

Theo Tiền phong

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top