Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 3 tháng 8 năm 2018 | 20:21

Hà Nội: Liên kết tiêu thụ sản phẩm vùng miền với 21 tỉnh bạn

Ngày 3/8, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã tổ chức Hội nghị kết nối sản xuất – tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch với 21 tỉnh thành khu vực Bắc Trung bộ.

 

img_2378.JPG

Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội phát biểu tại hội nghị

 

Theo đó, Hội nghị đã đón tiếp 120 doanh nghiệp, trên 30 gian hàng đặc sản vùng miền, với hàng trăm mặt hàng nông – lâm – thủy sản đến từ 21 sở thành viên khu vực Bắc Trung bộ như: Vải thiều Thanh Hà, các loại gạo đặc sản của Công ty Bảo Minh, cá sạch lòng hồ Hòa Bình… Đây cũng chính là những đặc sản các sở bạn đem đến tiêu thụ tại Hà Nội thời gian qua.

Đặc biệt, Hội nghị đã được nghe rất nhiều báo cáo về công tác hợp tác, kết nối sản xuất, tiêu thụ hàng nông - lâm - thủy sản; phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt, nông sản an toàn cho TP. Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2018; kế hoach trọng tâm 6 tháng cuối năm và phục vụ Tết Nguyên Đán 2018.

Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh, cho biết: “Công ty đã có 25 năm xây dựng thương hiệu, hiện đã liên kết sản xuất với 24 tỉnh thành trong cả nước, với 40 loại đặc sản vùng miền, bao gồm lúa, gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo như: nếp Tú Lệ, nếp cẩm, nếp nương. Riêng các loại gạo cũng đã có: tám thơm, tám Hải Hậu, tám Thái Lan. Hoặc các sản phẩm làm từ gạo như: cơm nắm, cơm tấm, xôi ngũ sắc; không những chúng ta được thưởng thức đặc sản vùng miền mà bản sắc vùng miền cũng được tôn vinh. Hiện, Bảo Minh có 7.000ha sản xuất vùng đệm và 2.000 ha trong vùng lõi để sản xuất hữu cơ”.

Ông Nguyễn Văn Thiện, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà (Hải Dương), cũng cho biết: “Thanh Hà là quê hương của vùng vải thiều Việt Nam, sản phẩm đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý năm 2007, với diện tích 3.865ha. Vụ vải năm 2018, đạt 45.000 tấn, được mùa nhưng không rớt giá, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; riêng TP. Hà Nội trên 1.000 tấn quả tươi”      

Thay mặt đội “chủ nhà”, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, ông Chu Phú Mỹ, cho biết: “Đây là Hội nghị giao ban thường niên giữa Hà Nội và 21 tỉnh, thành khu vực Bắc Trung bộ, được khởi xướng từ năm 2015 đến nay, mỗi năm giao ban 2 lần (giữa năm và cuối năm). Theo đó, không những chỉ các tỉnh về Hà Nội xúc tiến đầu tư, ngược lại, các doanh nghiệp Hà Nội đến đầu tư tại các địa phương cũng rất nhiều. Các địa phương đưa đặc sản vùng miền của mình đến Hà Nội và họ tiêu thụ cây, con giống; các loại sản phẩm đã chế biến của Hà Nội như: giò chả, xúc xích, dăm bông, ba tê, thịt hộp…”.

 

img_22901.JPG

Các đại biểu tham quan và mua sắm hàng hóa tại các gian hàng đặc sản vùng miền của doanh nghiệp.

Đến dự và phát biểu với Hội nghị, Cục trưởng cục Quản lý chất lượng nông- lâm- sản Bộ Nông nghiệp và PTNT, ông Trần Như Tiệp, cho rằng: “Bộ đánh giá cao sự quyết liệt của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội theo Đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với Xây dựng nông thôn mới; phát triển theo chuỗi từ sản xuất, kinh doanh Vật tư nông nghiệp, đến tiêu thụ nông sản, thực phẩm. Trong chuỗi này, chúng ta xác nhận khâu chính là thị trường, Bộ đã tập trung nguồn lực xây dựng chính sách để ngành phát triển nhanh, mạnh như: Phát triển Hợp tác xã kiểu mới và đang xây dựng đề án chuỗi liên kết sản xuất. Vấn đề thị trường, Bộ xác định 2 khâu phải đảm bảo, đó là: phải có sản phẩm an toàn, và đến được tay người tiêu dùng; làm được như vậy mới có thị trường, có thị trường mới sản xuất tốt được”.

Ngoài ra, còn nhiều ý kiến băn khoăn về việc người dân không biết mua đặc sản vùng miền ở đâu? Ông Tiệp cũng cho biết, các tỉnh cần có địa chỉ sản xuất sản phẩm an toàn, phải có cơ sở dữ liệu và phải được cập nhật trên website Bộ, Bộ sẽ giới thiệu trên Truyền hình Việt Nam để người dân theo đó tìm địa chỉ mua hàng của doanh nghiệp. Bộ cam kết, sẽ đồng hành cùng sở, để người dân Thủ đô biết địa chỉ mua sản phẩm an toàn.         

 

 

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top