Ngày 12/9 Sở Nông nghiệp Hà Nội, kết hợp với huyện Thường Tín, tổ chức hội thảo quảng bá sản phẩm nông nghiệp sạch và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
Ký kết biên bản liên kết giữa các đơn vị tại hội nghị
Theo đó, mở đầu buổi hội thảo, hàng trăm đại biểu, các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp, đã tham quan gian hàng nông sản, thực phẩm sạch, rộng 600m2, với 50 gian hàng trưng bày các sản phẩm của 12 doanh nghiệp, 21 HTX và các tổ chức cá nhân.
Đặc biệt, tại buổi hội thảo, các doanh nghiệp còn tham gia ký kết với các hợp tác xã, cùng liên kết và tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới.
Bà Bùi Thị Thu Hương – CEO Công ty CP Thương mại và Xuất khẩu GreenPath Việt Nam, cho biết: “Cơ hội xuất khẩu dành cho Hà Nội rất ít, chỉ 20% dành cho khu vực từ miền Trung trở ra Bắc, còn lại 80% của ĐBSCL.
Chìa khoá dành cho xuất khẩu là: Xoá điểm yếu trong liên kết sơ chế, đóng gói, bảo quản. Chúng tôi đã dành 3 năm để nghiên cứu về vấn đề này, ví dụ, để sản xuất được gạo hữu cơ vô cùng vất vả. Sau 2 năm bắt tay với xã Đồng Phú, chúng tôi đã có gạo xuất khẩu, bà con có thu nhập cao, người tiêu dùng có sản phẩm tốt để dùng”.
Phát biểu tại hội thảo, ông Kiều Xuân Huy, Chủ tịch UBND huyện Thường Tín, cho biết: “Huyện đã có các xã chăn nuôi gia súc, gia cầm và khu giết mổ tập trung như: xã Lê Lợi, xã Tự Nhiên, xã Hồng Vân; chuyên canh rau xã Hạ Hồi, xã Tân Minh…
Xây dựng chuỗi liên kết rau ViẹtGAP, HTX Rau mầm Thanh Hà, rau ăn lá (xã Ninh Sở), doanh thu 2,3 tỷ đồng/ha/năm, thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. Chuỗi nấm Minh Phương, sản xuất nấm sò, nấm đùi gà, cung cấp cho các bếp ăn tập thể; doanh thu 1, 2tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, mặc dù đã có những thành công bước đầu như vậy, song, phát triển vẫn thiếu bền vững, chưa ứng dụng được nhiều tiến bộ, khoa học kỹ thuật, sản xuất còn nhỏ lẻ.
Rất mong hội thảo với 200 đại biểu, cùng giúp cho Thường Tín, có điều kiện tiếp thu KHKT mới. Đồng thời, đây cũng là nơi giao thương, quảng bá và kết nối sản phẩm đến tay người tiêu dùng”
Ông Nguyễn Văn Chí, Chánh Văn phòng Điều phối XDNTM, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, cho biết: “Hà Nội hiện có 133 mô hình ứng dụng nông nghiệp CNC, tuy quy mô còn hạn chế, song đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Điển hình như Trang trại Hoa Viên (Thạch Thất), trang trại Hoa lan Hồ điệp của HTX Đan Hoài (Đan Phượng); mô hình nuôi cá ứng dụng CNC “sông trong ao” ở huyện Ứng Hoà, huyện Chương Mỹ
Có 134 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có 56 chuỗi sản phẩm động vật, 79 chuỗi thực vật, các chuỗi đã thu hút được rất nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân tham gia. Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thuỷ sản thực phẩm, bằng tem điện tử thông minh Qrcode; cấp phát trên 5.000.000 tem truy xuất nguồn gốc.
Song, còn có hạn chế như: Ứng dụng chuyển giao TBKT, CNC chưa xứng tầm Thủ đô. Sản phẩm nông sản bán lẻ vào siêu thị mới đạt 7- 8%, còn lại của các tỉnh thành và nhập ngoại. Sản phẩm nông sản xuất khẩu còn rất khiêm tốn. Cần xác định đây là mũi nhọn quan trọng để phát triển bền vững và hội nhập”.
Phó Cục trưởng, Cục Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và PTNT) Phạm Văn Duy, cho biết: “Tôi đánh giá cao sáng kiến của Sở Nông nghiệp Hà Nội, đã tổ chức tốt buổi kết nối hôm nay, nhất là cho ngành cung ứng thực phẩm.
Năm 2018, tổng giá trị nông sản đạt 9.000.000 tỷ đồng, xuất khẩu trên 400 tỷ USD. Điều đáng mừng là Hà Nội là 1/11 tỉnh thành trong tốp đầu, kiểm soát được an toàn nông sản thực phẩm. Song, nhiệm vụ lớn nhất Hà Nội phải gánh vác là thu nhập người dân phải đảm bảo, để đáp ứng nhu cầu người dân và khách du lịch”.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.