Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 20 tháng 8 năm 2020 | 19:17

Hà Nội: Sản phẩm OCOP Từ Tâm 4 sao hấp dẫn khách hàng

Xuất phát từ thực tế, người dân ngày càng bận rộn làm ăn, buôn bán, Công ty thực phẩm sạch Từ Tâm, đã có sản phẩm OCOP 4 sao: nem rán; giò tai, lưỡi xào đặc biệt phục vụ kịp thời.

“Thả hồn” vào nem rán Tràng An

Chị Đinh Thị Hải Yến, Nghệ nhân ẩm thực, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thương mại chế biến thực phẩm sạch Từ Tâm, số 29/358 Bùi Xương Trạch, Phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội), cho biết, năm 2019, cơ sở của chị đã có 5 loại sản phẩm: Nem tôm nguyên con, nem thịt ghẹ tươi, nem thịt Hà Thành, nem bề bề nguyên con; giò tai, lưỡi xào, đạt sản phẩm OCOP 4 sao, được người dân Thủ đô đón nhận nhiệt tình.

 

img_2641-1.JPG

 Chị Yến (áo trắng) cùng các  lãnh đạo Hà Nội tại Festival làng nghề nông nghiệp lần thứ nhất

 

Được biết, món nem rán xưa của người dân Hà Thành, có xuất xứ từ đầu thế kỷ 20 tại Sài Gòn, do một phụ nữ người Pháp đem ra Hà Nội kinh doanh. Vì vậy, buổi đầu nó được làm theo phong cách của người Sài Gòn, chỉ có nhân thịt, thiếu các thực phẩm phụ và gia vị bổ sung.

Sau khi du nhập ra Hà Nội, người Tràng An vốn thanh lịch, khéo léo và rất sành điệu ẩm thực, nên món nem rán nói trên đã được “cách điệu”, bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin như ngày nay.

Nem rán Hà Thành là món ăn đặc sản nổi tiếng của Thăng Long xưa, rất trau chuốt, cầu kỳ và là 1 trong những món không thể thiếu trong các mâm cỗ ngày lễ, Tết.

Thời bao cấp, kể cả trong chiến tranh, dù cuộc sống rất khó khăn, vất vả, nhưng mâm cỗ ngày Tết cổ truyền vẫn không thể thiếu món nem rán.

Vì vậy, từ món nem cổ truyền xưa, chị Yến đã sáng tạo được 4 món nem mới, với 4 hương vị khác nhau như: Nem tôm nguyên con, nem thịt ghẹ tươi, nem thịt Hà Thành, nem bề bề nguyên con.

Theo đó, móm nem tôm nguyên con được chế biến rất khéo léo, đẹp về hình thức và chất lượng cao, ví như: vỏ nem là sản phẩm OCOP của bà con Hà Tĩnh.

Ruột nem, ngoài những thành phần của món nem truyền thống, chị Yến có sáng kiến, kèm thêm một con tôm (nguyên con), thay vì thái nhỏ hoặc xay nhuyễn.

Món nem tôm nguyên con, vừa đẹp, “lạ” ở  tên gọi, khi ăn cũng cảm nhận được phần “hình hài” của con tôm, do không xay nhuyễn như những món bình thường khác. 

Món nem thịt ghẹ tươi, cũng là những thành phần của món nem truyền thống, nhưng có thêm thịt ghẹ tươi (khoảng 20%). Hoặc món nem bề bề tươi, cũng tương tự như vậy, từ nem truyền thống, kèm thêm 1 con bề bề tươi nguyên con.

Giá của các loại nem hải sản 1hộp (10 chiếc) 450g, giá 120.000 đồng/hộp; nem thịt Hà Thành 80.000 đồng/hộp.

Ngoài ra, cơ sở của chị Yến còn một món cổ truyền đặc biệt nữa, được thị trường đón nhận bởi sự hấp dẫn của nó, đó là món “giò tai, lưỡi xào”. Đây là món giò gia truyền hơn 40 năm qua của gia đình, được giữ gìn cẩn thận như bất kỳ món ngon nào của người dân Hà Thành xưa.

Nguyên liệu làm giò là tai, lưỡi lợn sinh học ốc quế, cộng với nấm hương rừng, mộc nhĩ đen. Sản phẩm không sử dụng mỳ chính (vị ngọt tự nhiên từ lưỡi lợn), không chất phụ gia, không phẩm màu, không chất bảo quản, không hương liệu, giá 1kg giò thành phẩm 350.000 đồng.

Đặc biệt, không riêng món giò tai, lưỡi lợn, tất cả các loại nem của Từ Tâm đều tuân thủ tiêu chuẩn “5 không” nói trên, nên ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng.

 

img_2643-11.JPG
 Chị Nguyễn Thị Yến tại khu trưng bày triển lãm ẩm thực Hà Nội năm 2020.

 

“Hiện, sản phẩm của Từ Tâm được rất nhiều cán bộ công chức ở Thủ Đô và bạn bè xa gần đón nhận. Điều mà mình vui sướng và cảm động nhất là, có lần, một khách hàng gọi điện đến để mua hàng và cho biết, chị đã được một người bạn tặng cây giò tai, lưỡi của cơ sở. Ăn xong, thấy ngon phải tìm trong thùng rác để lấy địa chỉ mua hàng” – chị Yến cho biết thêm.

Đánh giá của ngành chức năng

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó chánh Văn phòng Xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, cho biết: “Chương trình OCOP đã tạo ra một sân chơi bình đẳng, sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất. Mặt khác, còn khai thác và phát huy những giá trị tiềm năng của các làng nghề, đặc sản vùng miền. Ngoài ra, còn tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của Thủ đô.

Đặc biệt, Chương trình còn giúp các chủ thể có cơ hội tìm hiểu, củng cố, nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Chia sẻ và trao đổi cởi mở hơn với các đối tác, nhất là cơ quan quản lý nhà nước”.

Ngoài ra, ông Chí còn cho biết thêm, các cấp chính quyền từ Thành phố  đến quận huyện, thị xã và các đơn vị tư vấn, mới chỉ tập trung hỗ trợ các chủ thể, về hoàn thiện thủ tục hồ sơ minh chứng, nâng cấp chất lượng sản phẩm. Chưa có chính sách hỗ trợ, động viên kịp thời các chủ thể có sản phẩm đạt sao sau khi tham dự cuộc thi.

Mặt khác, việc hoàn thiện hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm của các chủ thể còn lúng túng. Nhất là câu chuyện sản phẩm còn đơn giản, chưa gắn kết được với lịch sử, văn hoá truyền thống của địa phương.

 

--

Trang thông tin có sự phối hợp của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top