Gần đây, Hà Nội đã có một số đơn vị sản xuất ống hút thân thiện môi trường, trong đó có ống hút tre, tiện lợi và có thể tái sử dụng.
Ông Nguyễn Quang Duy, Giám đốc Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu KCF, thôn Yên Bình, phường Phúc La, Hà Đông (Hà Nội), cho biết, Công ty thành lập năm 2012, tiền thân là cơ sở sản xuất mây tre đan xuất khẩu hoạt động từ tháng 6 – 2004 đến nay.
Gian hàng của ông Duy, tại Hội chợ ẩm thực thuần chay 2019 - Hà Nội
Được biết, Công ty có các mặt hàng tre thủ công mỹ nghệ, chủ yếu phục vụ khu vực nhà bếp, ẩm thực, đồ trang trí như: bát, đĩa; giỏ đựng hoa quả; lọ hoa; khay ấm chén… chủ yếu theo đơn đặt hàng, xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Năm 2018, thấy môi trường ngày càng ô nhiễm rác thải nhựa, Công ty KCF muốn góp phần bé nhỏ của mình vào việc đóng góp ống hút bằng tre, thân thiện môi trường, và sức khoẻ con người, có rất sẵn ở Việt Nam.
Buổi đầu, để tạo thói quen và cho trẻ em làm quen với ống hút tre, Công ty đã tài trợ ống hút cho trường học, để các cháu có thói quen dùng sản phẩm thân thiện với môi trường từ bé.
Rất may, khi đưa ra thị trường, không những các cháu bé đòi hỏi mua ống hút thân thiện môi trường, mà cả các ông bà già, lứa tuổi thanh, thiếu niên cũng hưởng ứng rất tích cực.
Hiện, ống hút tre của Công ty, có các kích cỡ như: 0,6 – 0,8 cm, và có cả cỡ to 1,6 cm, rất thích hợp với việc hút cháo của các cụ già, hoặc hút trà sữa của lứa tuổi thanh, thiếu niên; đã có rất nhiều quán trà sữa ở Thủ đô sử dụng ống hút tre của KCF.
Đặc biệt, nếu đến quán trà sữa nào chưa có ống hút tre, các em đã hỏi ngay, giúp cho chủ quán có thêm thông tin về sản phẩm thân thiện môi trường, thay thế ống hút nhựa và tìm đến Công ty để mua. Mặt khác, sản phẩm có thể tái sử dụng, giống như đũa ăn.
“Hiện, giá bán 1 ống hút tre 2.000 đồng (mua sỉ), bán lẻ 4.000 đồng/ống. Sản phẩm của Công ty chủ yếu xuất khẩu sang châu Âu, do họ đã có ý thức bảo vệ môi trường, sức khoẻ con người từ rất lâu.
Theo đó, rất nhiều quốc gia ở châu Âu, đã phát miễn phí, ống hút thân thiện môi trường, tại các siêu thị lớn, để người tiêu dùng thay đổi thói quen dùng sản phẩm nhựa”- ông Duy chia sẻ.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…