Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 16 tháng 6 năm 2016 | 1:35

Hà Tĩnh "căng mình" chạy đua vụ hè thu

Thu hoạch lúa xuân chưa xong, vụ hè thu đã cận kề, những ngày này, nông dân Hà Tĩnh đang “căng mình” chạy đua để đầy nhanh tiến độ nhằm “né lũ” cuối vụ...

Ngay sau khi thu hoạch gọn vụ xuân, nông dân huyện Cẩm Xuyên khẩn trương làm đất, xuống giống để kịp thời vụ hè thu. Mấy ngày nay, gia đình chị Nguyễn Thị Loan, thôn 1, Cẩm Quan, hầu như không có thời gian nghỉ ngơi. Vừa thu dọn lúa phơi, chị vừa chia sẻ: “Nhà tôi làm một mẫu lúa với các giống Thiên ưu 8 và KD18, năng suất bình quân 3 tạ/sào, nhờ có máy nên thu hoạch nhanh, nước về phải lập tức dọn sạch mặt ruộng để kịp làm đất vụ hè thu. Đến nay còn một sào nữa là gieo xong mới có thời gian nghỉ, cũng vui vì vụ xuân vừa rồi khó đầu vụ nhưng được mùa nên rất phấn khởi".

Nông dân Cẩm Xuyên đẩy nhanh tiến độ làm đất gieo cấy vụ hè thu

Để triển khai kịp thời đề án sản xuất hè thu, huyện Cẩm Xuyên phát huy tối đa cơ giới hóa trong thu hoạch vụ xuân và làm đất... Khi lúa vụ xuân chín 85% diện tích, huyện tổ chức thu hoạch nhanh, đồng thời, chỉ đạo nhân dân đắp bờ giữ nước và tiến hành làm đất bằng cơ giới. Nhờ vậy, đến thời điểm này, có trên 70% diện tích lúa đã được xuống giống với nhóm giống có thời gian sinh trưởng dưới 105 ngày như TH3-3, PC6, thiên ưu 8, XM12, KD ĐB, KD 18.

Ông Trần Hữu Duyệt, Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên, cho biết: Vụ hè thu này huyện thực hiện chuyển đổi các vùng trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó có 20ha ngô liên kết với Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà và Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh (Mitraco). Ngoài ra, huyện đã và đang triển khai xây dựng 18 mô hình trồng trọt, 21 mô hình chăn nuôi theo hướng liên doanh, liên kết…; phấn đấu trước ngày 20/6, toàn huyện kết thúc gieo cấy lúa hè thu với tổng diện tích 8.720 ha.

Trên đồng ruộng Thạch Hà, nước đã ăm ắp các cánh đồng, tiếng máy cày làm đất, chạy phăng phăng như đuổi cùng thời gian. Ông Nguyễn Văn Sáu, Trưởng Phòng nông nghiệp huyện Thạch Hà, cho biết: Để đảm bảo tiến độ vụ hè thu, huyện đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh đưa nước về kịp thời. Đến thời điểm này, toàn huyện Thạch Hà đã xuống giống được 3350 ha/7300ha với các giống chủ lực Thiên ưu 8, KD ĐB, TH3 – 3… Huyện cũng đã chỉ đạo các xã, thị trấn có chính sách khuyến khích chuyển các vùng đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang cây trồng cạn hoặc phát triển mô hình kinh tế tổng hợp; thực hiện các giải pháp chống hạn...

Bà con xã Thạch Liên, Thạch Hà làm đất gieo vụ hè thu

Không chỉ các huyện chạy đua với vụ hè thu, những người công tác trong lĩnh vực thủy lợi cũng phải thức đêm túc trực tại các hồ chứa, trạm bơm để vận hành nước phục vụ sản xuất.... 

Ông Ngô Đức Hợi, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh, cho biết, gần 2 tuần nay, 345 hồ chứa nước trên địa bàn toàn tỉnh (trong đó có 49 hồ trên 1 triệu m3) và 500 trạm bơm lớn nhỏ đều phải vận hành hết công suất. Tuy đầu vụ chưa có gì căng thẳng nhưng mấy năm nay ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm nên nguy cơ thiếu nước thời kỳ chăm sóc vụ hè thu - mùa. Để đảm bảo cung cấp đủ nước tưới nhưng tiết kiệm, ngoài việc mở hết công suất các hồ chứa, trạm bơm Chi cục ưu tiên cấp cho các địa phương vùng sâu, vùng xa, khu vực khó lấy nước trước... 

 Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh cũng đã huy động lực lượng làm việc hết công suất điều tiết nước phủ kín các mặt kênh, phục vụ công tác làm đất, gieo cấy. Hiện tại, dù nguồn nước ở các hồ đập chưa có gì đáng ngại nhưng vụ hè thu 2016 được dự đoán là nắng muộn, có khả năng hạn hán xảy ra, vì thế kế hoạch tiết kiệm được các công ty thực hiện ngay từ đầu vụ.

Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, tính đến ngày 16/6, tiến độ thu hoạch lúa đông xuân trên địa bàn đã hoàn thành, toàn tỉnh đã xuống giống được 51% diện tích gieo cấy (42.135ha), phấn đấu hoàn thành muộn nhất ngày  20/6.

Trà Giang

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top