Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 26 tháng 11 năm 2021 | 16:6

Hà Tĩnh chủ động tìm đầu ra cho vựa cam đặc sản

Cam được mùa, Hà Tĩnh chủ động đưa ra nhiều giải pháp cùng nhà vườn gỡ khó tìm đầu ra tiêu thụ cho hàng nghìn tấn cam đặc sản, tạo điều kiện cho đặc sản quê hương ngày một vươn tầm.

Dấu ấn vựa cam Hà Tĩnh ngọt đậm, thơm lừng

Cam là một trong 15 cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh. Thời gian qua, Hà Tĩnh đã triển khai đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp để mở rộng diện tích, tăng năng suất, chất lượng… Đặc biệt chú trọng sản xuất sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ứng dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng (VietGAP, hữu cơ).

258735071_3035451433335258_2220220189861132854_n.jpg
Mô hình cam VietGAP của chị Võ Thị Loan, thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, Can Lộc.

Cam Hà Tĩnh có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt đậm với quy trình sản xuất được đầu tư thâm canh, đảm bảo kỹ thuật, với tổng diện tích cam trên 7.900ha, chủ yếu tại 04 huyện như: Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Hương Sơn. Diện tích cho sản phẩm đạt 5.600ha, trong đó diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP trên 1.657ha, năng suất đạt trên 11,7 tấn/ha.

Trong đó: Cam chanh trên 6.400ha, sản lượng ước đạt 51.000 tấn; cam Bù trên 1.500ha, năng suất ước đạt trên 14.000 tấn. Đặc biệt, một số sản phẩm cam chanh và cam Bù trên địa bàn đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu như cam Thượng Lộc, cam Vũ Quang… Riêng cam Bù Hương Sơn đã được nhà nước bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận: Cam Bù Hương Sơn là một trong những danh mục thuộc dự án Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định.

Nói đến thành công của cam Hà Tĩnh không thể không kể đến niềm vui, cảm xúc, sự tự hào của những người nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã đã ngày đêm gắn bó, để tạo nên những  vị cam đặc sản, riêng biệt không trộn lẫn của từng vùng miền.

Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, bà  Phạm Thị Tuyết, Giám đốc HTX sản xuất, thu mua và chế biến nông sản Vũ Quang, cho biết: Chúng tôi đã chờ đón Hội nghị xúc tiến thương mại, tiêu thụ cam từ rất lâu, đây là cơ hội để các nhà vườn cũng như các HTX lan tỏa, quảng bá sản phẩm cam Vũ Quang nói riêng và cam Hà Tĩnh nói chung ra thị trường.

Khi sản phẩm cam được đông đảo người tiêu dùng biết đến thì khâu tiêu thụ sẽ được giải quyết, thu nhập của người dân được nâng cao. Với đặc điểm khác biệt về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, cam Vũ Quang mang lại vị ngọt đậm, thanh, giòn tan trong miệng khi ăn. Hiện tại, đặc sản cam Vũ Quang đang được bán lẻ ra thị trường với mức giá 30.000-35.000 đồng/kg.

20211123_153957.jpg
Bà  Phạm Thị Tuyết, Giám đốc HTX sản xuất, thu mua và chế biến nông sản Vũ Quang phấn khởi trong Hội nghị xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm cam.

Trong niềm vui chung, chị Nguyễn Thị Hằng, Giám đốc HTX sản xuất, kinh doanh tổng hợp Nhật Hằng (xã Lộc Yên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), chia sẻ: Gắn bó với cam hơn 10 năm, và hiện HTX đang trồng và sản xuất cam Khe Mây theo đúng tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo đầy đủ vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện tại, HTX có hơn 20ha chuyên trồng cam, trong đó có 10ha đạt theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến thời điểm này, chúng tôi đã thu mua và tiêu thụ được cho bà con hơn 40.000 tấn cam.

Chị Hằng bày tỏ: Trong tình hình dịch bệnh phức tạp nên việc giao thương sẽ khó khăn hơn nhưng nhờ sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương, Trung ương mà bà con có công ăn việc làm, đầu ra thu nhập ổn định. Tôi thật sự rất xúc động và b’’iết ơn khi những sản phẩm đặc sản của huyện nhà luôn được tỉnh quan tâm như bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây.. Hiện tại sản phẩm cam Khe Mây của chúng tôi đã được phân phối nhiều nơi tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Sài Gòn, Hà Nội.

Hướng đi mới

Trong tình hình mới, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giao thương buôn bán khó khăn, do đó việc tìm đầu ra, kết nối tiêu thụ lâu dài, bền vững cho sản phẩm cam theo hướng chuyên sâu, bền vững từng bước tạo dựng thương hiệu phát triển vững mạnh là một trong những việc làm cấp bách, cần thiết mà Hà Tĩnh đã và đang thực hiện rất tốt. Người dân Vũ Quang, Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc… trồng cam không đơn thuần là kế sinh nhai mà còn là đam mê, tâm huyết để làm nên những giá trị đặc sản mang hương vị quê hương. Do đó, việc đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong nông nghiệp, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cây cam tại địa chỉ :http://camhatinh.gov.vn nhằm minh bạch thông tin đến người dùng là một trong những đột phá lớn mà chính quyền và những người trồng cam Hà Tĩnh đã làm được.

img_1055.jpgBà Nguyễn Thị Hằng, Giám đốc HTX sản xuất, kinh doanh tổng hợp Nhật Hằng bên gian hàng trưng bày sản phẩm cam của mình

 

Cổng thông tin hỗ trợ người dân thực hiện truy xuất nguồn gốc đảm bảo 5 yếu tố cần về thông tin sản phẩm gồm: thông tin sản phẩm, giấy tờ chứng nhận liên quan, nhật ký sản xuất, nhật ký vận chuyển và giao dịch, hệ sinh thái tham gia truy xuất nguồn gốc. Hệ thống được thực hiện theo chuẩn quốc gia và chuẩn GS1, giúp nhà vườn quản lý toàn diện các hoạt động nội bộ như xuống giống, bón phân, xử lý dịch hại, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển, chế biến, đóng gói, phân phối, tiêu thụ…

Để sản phẩm đặc sản cam ngày một vươn xa,  Hà Tĩnh không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm chủ lực, xúc tiến tiêu thụ cam và sản phẩm OCOOP... Đồng thời, tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản gửi các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh và tập đoàn phân phối, siêu thị lớn trong cả nước về thúc đẩy hợp tác, kết nối tiêu thụ cam.

Tại hội nghị Xúc tiến và tiêu thụ cam Hà Tĩnh năm 2O21, đại diện các cơ sở sản xuất, kinh doanh cam trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh khẳng định sẽ sản xuất đảm bảo quy trình kỹ thuật, cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất. Một số nhà vườn cũng đề xuất các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu xây dựng cơ sở chế biến hoa quả, trong đó có sản phẩm cam Hà Tĩnh để tiêu thụ sản phẩm. Để làm được điều này, Hà Tĩnh cần tập trung thâm canh ở những vùng sản xuất chất lượng cao; kịp thời tổng kết các mô hình, các đề tài nghiên cứu về giống để đánh giá, từ đó có định hướng phát triển; hạn chế gia tăng diện tích cam đại trà; phát triển những giống cam ít hạt, không hạt và những giống chín sớm, giống chín muộn; liên kết doanh nghiệp tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

259096073_4449886365126480_2099806951440393135_n.jpg
Sản phẩm cam Hà Tĩnh có vị ngọt đậm, thơm lừng mang giá trị đặc sản riêng biệt.

Cùng trao đổi về vấn đề này, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, khẳng định: Hà Tĩnh luôn mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành trong phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản cam Hà Tĩnh; đẩy mạnh quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; tuyên truyền, quảng bá, kết nối giới thiệu, tiêu thụ nông sản và cam Hà Tĩnh tới các doanh nghiệp phân phối, siêu thị và người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Nhờ sự vào cuộc của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, đến nay sản lượng cam tiêu thụ trên toàn tỉnh Hà Tĩnh đạt 13.000 - 14.000 tấn. Bước đầu thâm nhập vào các hệ thống phân phối hiện đại như các sàn thương mại điện tử, Vinmart, Coopmart...

 

 

 

Hoàng Hằng
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top