Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 18 tháng 8 năm 2018 | 20:23

Hà Tĩnh: Những mô hình vườn đồi cho thu nhập cao

Những mô hình vườn đồi; vườn rừng nông lâm kết hợp cho thu nhập cao là tin tuần qua ở nhiều địa phương.

cam-skim-1.jpg

 Những mô hình kinh tế vườn đồi cho thu nhập cao

 

Sơn Kim 1: Xã biên giới có 31 mô hình vườn đồi 300 triệu đồng/năm

Xã biên giới Sơn Kim 1 là địa phương có tới 31 mô hình kinh tế nông lâm kết hợp cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm lớn nhất huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) .

Toàn xã Sơn Kim 1 hiện có khoảng 300 mô hình kinh tế vườn đồi cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, trong đó có 31 mô hình cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm. Trong số này có thể kể đến vườn đồi của các hộ: Trần Trọng Bình ở thôn Hà Trai, Trần Văn Hưởng ở thôn Kim Cương 2, Võ Tá Huynh ở thôn Kim Cương 1, Nguyễn Minh Công và Nguyễn Văn Hoàng ở thôn Khe Năm...

Nguồn thu nhập chủ yếu của những mô hình kinh tế này đến từ chăn nuôi trâu bò, lợn, gà, hươu, cây ăn quả và keo tràm. Mặc dù đã cho thu nhập khá cao nhưng những trang trại, gia trại ở xã Sơn Kim 1 đang tiếp tục được các hộ đầu tư công sức, tiền của để mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng tinh sâu, bền vững.

Hương Khê: Mô hình vườn rừng nông - lâm kết hợp

Những năm gần đây, phát triển kinh tế trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh ngày càng được người dân quan tâm. Mô hình sản xuất nông lâm kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao xuất hiện nhiều qua từng năm góp phần nâng cao thu nhập cho người dân miền núi

nong-lam-999.jpg
 Mô hình trồng cỏ nuôi bò  trên đất lâm nghiêp, thu nhập 200 – 300 triệu đồng/năm

 

Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có trên 600 mô hình kinh tế thực hiện trên đất lâm nghiệp. Trong đó, có gần 50 mô hình doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, trên 80 mô hình cho doanh thu từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng/năm.

Điều đáng mừng là những mô hình sản xuất nông lâm kết hợp phân bổ khá đều trên các địa phương có rừng trong tỉnh. Sản xuất tổng hợp, trồng rừng kết hợp với chăn nuôi, trồng cây nông nghiệp và trồng xen cây công nghiệp dài ngày là hình thức sản xuất chủ đạo.

Mô hình nông lâm kết hợp này đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương, với thu nhập bình quân từ 3,5 - 4,5 triệu đồng/người/tháng, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo ở miền núi...

Hộ ông Lê Đình Nam, xóm Phố Cường, xã Gia Phố (Hương Khê) xứng đáng với mô hình điểm của huyện. Nhờ được đầu tư bài bản theo hướng đa cây, đa con bền vững, doanh thu của mô hình đạt trên 1 tỷ đồng/năm khi chăn nuôi 1.200 con lợn thương phẩm, 1.500 con gà, 500 cây bưởi, 500 cây cam...

Chị Lê Thị Thắm - cán bộ Phòng NN&PTNT Hương Khê, cho biết, toàn huyện hiện có gần 100 mô hình nông lâm cho doanh thu trên 100 triệu đồng/năm. Qua khảo sát, đánh giá, các mô hình tổng hợp có hiệu quả khá cao và bền vững; sản phẩm chính là cam các loại, bưởi Phúc Trạch, bò, lợn, hươu, nuôi ong, gia cầm và keo tràm.

“Với sự đa dạng về sản phẩm đầu ra, cho thu hoạch vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm và không phải bỏ nhiều kinh phí đầu tư cùng một lúc nên mô hình nông lâm kết hợp đã đem lại hiệu quả và cho thu nhập cao cho nông hộ. Nhờ có sự đa dạng về loại sản phẩm đầu ra đã góp phần giảm rủi ro về thị trường và ảnh hưởng của giá cả tiêu thụ sản phẩm”, chị Thắm cho hay.

Mô hình kinh tế nông lâm kết hợp của ông Nguyễn Sỹ Hùng, thôn Trung Lưu, xã Sơn Tây (huyện Hương Sơn) cũng là một điển hình đáng nhân rộng. Nhìn từ trên cao, trang trại của gia đình anh được bố trí khá liên hoàn, khoa học. Phần đất gần khe suối được đào thành ao nuôi cá. Gần 2 ha đất đồi có độ dốc vừa phải được anh bố trí trồng cam theo đường đồng mức; phần núi dốc hơn được trồng rừng (chủ yếu là keo tràm). Với mô hình này, mỗi năm cho gia đình anh doanh thu khoảng 400 - 500 triệu đồng.

Mô hình trồng cỏ nuôi bò, thả gà đồi, trồng cây ăn quả có múi và trồng keo nguyên liệu của ông Nguyễn Luận (thôn Bình Phong, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) mỗi năm cũng mang về nguồn thu nhập cho gia chủ khoảng 200 - 300 triệu đồng.

 

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top