Thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh là hai địa phương của tỉnh Đồng Tháp có diện tích trồng xoài lớn và nổi tiếng với câu “Xoài nào ngon bằng Cao Lãnh”.
Trong cuộc họp mới đây của tỉnh Đồng Tháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa đã thống nhất cho hai địa phương này tổ chức Lễ hội Xoài và không tổ chức lễ hội xoài quy mô cấp tỉnh như dự kiến trước đó.
Lễ hội sẽ tổ chức vào đầu tháng 7/2022, trùng với Lễ giỗ Ông, bà Đỗ Công Tường lần thứ 202 (thành phố Cao Lãnh), do Ủy ban nhân dân thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh đồng tổ chức.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu việc tổ chức lễ hội phải nhằm hướng đến phát triển chuỗi giá trị ngành hàng xoài, quảng bá nhãn hiệu “Xoài Cao Lãnh” đến với người tiêu dùng, cũng như thông tin về chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Xoài Cao Lãnh; giới thiệu các món ăn được chế biến từ trái xoài, gắn với phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch.
Để Lễ hội Xoài có tính chuyên nghiệp, khác biệt và có trọng tâm, ông Phạm Thiện Nghĩa đề nghị thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh rà soát các hoạt động trong Lễ hội, khu vực triển lãm về xoài, các mô hình hiệu quả về cây xoài, gắn với chuyển đổi số. Song song đó, lễ hội cần quan tâm đến hoạt động kết nối tiêu thụ xoài cho nhà vườn, bằng hình thức trực tiếp và qua sàn thương mại điện tử...
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…