Từ ngày 16/4, TP. Hải Phòng sẽ tiến hành cách ly tập trung đối với người đến, về từ 12 tỉnh, thành có nguy cơ nhiễm dịch Covid-19 cao theo phân loại của Chính phủ.
Ngày 15/4, UBND TP. Hải Phòng đã ra văn bản điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Theo đó, từ 0h ngày 16/4/2020, Hải Phòng tạm dừng hoạt động của tổ kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 ở thôn và tổ dân phố và các chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh cấp xã, phường, thị trấn, quận, huyện đến khi có chỉ đạo của UBND thành phố. Các chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tại các cửa ngõ ra vào thành phố vẫn hoạt động bình thường.
Hải Phòng cho phép người trước khi về thành phố mà không phải từ 12 địa phương (Bắc Ninh, Bình Thuận, Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh , Hà Tĩnh và Tây Ninh) được vào thành phố và không phải cách ly y tế tập trung nhưng phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi đi.
Đối với những người ra thành phố và đi đến những các địa phương không phải 12 địa phương trên khi quay trở lại thành phố không phải thực hiện cách ly y tế tập trung nhưng phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị hoặc địa phương nơi đến.
Các trường hợp đặc biệt vào thành phố phải được sự thống nhất của lực lượng làm nhiệm vụ tại các chốt cửa ngõ ra, vào thành phố, phải khai báo họ tên, địa chỉ, thời gian lịch trình trong thời gian ở thành phố.
Bên cạnh đó, UBND TP. Hải Phòng chỉ cho phép các cơ quan, đơn vị bố trí tối đa 50% số lượng cán bộ công chức , viên chức, người lao động đến cơ quan làm việc, số còn lại làm việc ở nhà; đồng thời chỉ tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính đối với các trường hợp không thể thực hiện qua giao dịch điện tử.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.