Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 4 tháng 11 năm 2019 | 19:27

Hậu Giang: Thương lái “săn” cây kiểng, kịp phục vụ Tết

Hàng năm, dịp kề cận Tết Nguyên Đán, thương lái lại bắt đầu “săn” cây cảnh Tết, đem về chăm sóc, cắt tỉa, chờ ngày xuất bán.

 

cay-661.jpg

 Cắt cành, tỉa tán, kịp phục vụ Tết Nguyên Đán 2020

 

Mặc dù còn khoảng 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nhưng những ngày qua, đã có rất  thương lái, đến tận nhà dân ở huyện Phụng Hiệp, hỏi mua cây kiểng với giá khá cao.

Theo đó, cây kiểng sau khi mua về, được thương lái cắt cành, sửa tán kịp phục vụ Tết Canh Tý.  Tùy loại, hình dáng cây kiểng mà có giá dao động từ vài trăm ngàn đồng cho đến vài triệu đồng.

Cá biệt có những cây cảnh quý, thân hình đẹp, tuổi thọ cao, giá tiền có thể lên tới vài chục triệu đồng, thậm chí là hàng trăm triệu đồng.

Hiện, phần lớn các loại cây kiểng được thương lái Phụng Hiệp tìm mua, như: mai vàng, mai chiếu thủy, mai tứ quý, bông giấy, bông trang. Ngoài ra, còn có một số cây ăn quả như: nhãn, bưởi, hoặc cây ổi có gốc đẹp, cũng được hỏi mua.

Theo một số thương lái thu mua cây kiểng ở Hậu Giang, cho biết, vài năm trở lại đây, số lượng cây kiểng vùng nông thôn, đã bắt đầu khan hiếm.

Một phần do người dân đã bán trước đó với số lượng lớn, hoặc cây kiểng còn nhỏ không phù hợp làm bon sai.

Mặt khác, do đời sống kinh tế người dân ngày càng được nâng lên, nên họ không mặn mà tới việc bán cây cảnh đẹp, làm giá cả có phần tăng cao.

Cây bồn bồn Cà Mau, thu nhập gấp 3 lần trồng lúa 

Từ cây mọc dại tự nhiên, gần đây, cây bồn bồn được người dân Cà Mau trồng chuyên canh, đã nâng cao đáng kể thu nhập. Đặc biệt, sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ, công nhận nhãn hiệu tập thể, sản phẩm bồn bồn Cà Mau dần khẳng định giá trị, có đầu ra ổn định.

 

 ca-m-99.gif

Cây bồn bồn có nguồn thu gấp 3 – 4 lần cây lúa.

 

“Cái nôi” của cây bồn bồn Cà Mau, phải nói đến huyện Cái Nước. Theo người dân địa phương, trước đây khi còn làm lúa, cây bồn bồn vẫn  giành đất sống với lúa.

Thời đó, bồn bồn bị coi là cây dại, không có giá trị kinh tế. Đến khi chuyển đổi nuôi tôm, huyện Cái Nước bị mặn hóa, bồn bồn mất dần đất sống.

Rồi Quốc lộ 1 hình thành, đã làm một phần diện tích đất canh tác nông nghiệp của huyện Cái Nước dần ngọt trở lại. Độ mặn thấp dần, đã đẩy con tôm sú lùi xa, và cây bồn bồn “lên ngôi” trở lại.

“Chúng tôi tự phát trồng, rồi đưa ra hai bên đường bán, khoảng 10 năm nay. Khách đi lại trên tuyến quốc lộ 1 nhiều, nên bà con sống khỏe. Giá bồn bồn tươi khoảng 20 -25.000 đồng/kg; dưa bồn bồn giá 50 -60.000 đồng/kg”- bà Lê Thị Lệ, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, cho biết.

Không chỉ có ở Cái Nước, gần đây, người dân vùng đệm rừng U Minh hạ (Cà Mau) cũng có thêm thu nhập từ loại cây này. Theo ông Quách Minh Hòa, xã Khánh An, huyện U Minh, cuộc sống người dân nơi đây chủ yếu phụ thuộc vào trồng rừng sản xuất, mỗi chu kỳ thu hoạch khoảng 5 năm.

Trong thời gian này, người dân canh tác mỗi năm 2 vụ lúa, song, do đây là vùng đất trũng, nhiều phèn, nên năng suất không cao, vì vậy, nhiều hộ đã chuyển sang trồng bồn bồn.

“Trên diện tích 1ha, trước đây mỗi vụ lúa, gia đình chỉ thu được khoảng 100 giạ. Trừ chi phí, vụ nào trúng mới được 10 triệu đồng, nên 2 năm nay tôi chuyển qua trồng bồn bồn.

Hiện, mỗi tháng tôi có khoảng 30 triệu đồng, trừ chi phí, lời hơn 10 triệu đồng/tháng. Bồn bồn dễ trồng, tới mùa mưa là tự sinh sôi, tôi bứng ra trồng thêm, chỉ 1 tháng sau là có thu. Công chăm sóc, chủ yếu rải thêm phân, để cây nở nhanh, nhàn hơn làm lúa,  thu cao hơn 3-4 lần”- ông Hòa chia sẻ.

Năm 2017, Cục Sở hữu trí tuệ đã công nhận nhãn hiệu tập thể “Sản phẩm bồn bồn Cái Nước - Cà Mau” cho tỉnh Cà Mau. Sản phẩm ẩm thực bồn bồn từ đó dần được khẳng định, và phổ biến rộng rãi, không chỉ giá trị mà nhu cầu tiêu thụ cũng tăng lên.

Người dân “thủ phủ” trồng bồn bồn huyện Cái Nước và những nơi khác trên địa bàn càng có điều kiện nhân rộng. Tại huyện Cái Nước, từ vài héc-ta, nay đã có hơn 160ha chuyên canh bồn bồn.

Ông Nguyễn Hoàng Đạo, Chủ tịch UBND xã Tân Hưng Đông - nơi có diện tích bồn bồn nhiều nhất huyện Cái Nước, cho biết: “Bình quân thu nhập đạt khoảng 100 triệu đồng/héc-ta/năm, ngoài cây bồn bồn, bà con còn có nguồn thu từ cá đồng tự nhiên.

Huyện Cái Nước cũng đang triển khai Đề án nâng cao hiệu quả cây bồn bồn, hứa hẹn sẽ giúp người trồng phát triển bền vững hơn. Đặc biệt, theo hướng đa cây, đa con, ngoài bồn bồn, địa phương đang khuyến khích trồng thêm cây ăn trái trên bờ bao, và nuôi  các loại cá phù hợp để tăng thu nhập”.

Bắc Ninh: Triển vọng mô hình liên kết sản xuất khoai tây 

Quế Võ là vùng khoai tây hàng hóa lớn nhất tỉnh Bắc Ninh, diện tích 1.500-2.000 ha/vụ. Song, nhiều năm trở lại đây, nông dân Quế Võ thường xuyên gặp tình trạng "được mùa mất giá".

 

khoai-699.jpg

Nông dân Phù Lương (Quế Võ) trồng khoai tây vụ đông.                                                                     

Để khắc phục, vụ đông năm nay, Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau và hoa (Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam), triển khai mô hình sản xuất khoai tây năng suất, chất lượng cao, liên kết với nhà máy chế biến, tiêu thụ xã Phù Lương (Quế Võ).

Tham gia mô hình gồm 50 hộ/5 ha, với giống khoai tây Marabel. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giá giống, 30% phân bón, thuốc BVTV, được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, và bao tiêu toàn bộ khoai thương phẩm, với giá 7.500 đồng/kg.

Trung tâm Khuyến nông và PTNN công nghệ cao tỉnh, đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quế Võ, lựa chọn địa điểm, tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ .

Bà Nguyễn Thị Huyền, một trong những hộ tham gia mô hình, cho biết: "Những vụ trước, tôi đều trồng 7-10 ha khoai tây vụ đông, song, giá  khoai thương phẩm, phụ thuộc vào thương lái, nên thường xuyên gặp cảnh, được mùa,  giá thấp, có năm chỉ 5.000 đồng/kg.

Với giá này, người trồng hầu như không có thu nhập. Vì vậy, khi có mô hình  liên kết, tôi mạnh dạn tham gia. Hiện, toàn bộ diện tích khoai tây của gia đình đã xuống giống, đang nảy mầm, tỷ lệ sống khoảng 98%".

Theo ông Lê Văn Tân, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quế Võ: Giống khoai Marabel có nhiều lợi thế,  cả năng suất và chất lượng; sức chống chịu tốt, khả năng kháng bệnh cao, sinh trưởng, phát triển mạnh, phù hợp điều kiện địa phương.

Những vụ trước, trung bình đạt: 25 - 30 tấn/ha, củ nhẵn, ít mắt, to, đẹp, ruột vàng, ăn ngon, được thị trường ưa chuộng. Năm 2019, Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tân Nông (Bắc Giang) đã cam kết, cung ứng giống và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con. Khi gặp rủi ro, có chính sách hỗ trợ kịp thời để chia sẻ với nông dân.

Ngược lại, nông dân và chính quyền cũng phải cam kết đồng hành với doanh nghiệp, để hướng tới hiệu quả cao nhất. 

Mô hình sản xuất khoai tây năng suất, chất lượng cao, liên kết chế biến tiêu thụ, không những nâng cao thu nhập cho nông dân, mà còn góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển cây vụ Đông, giải quyết nỗi lo được mùa mất giá.

Hương Khê: Trồng xen quýt đường trong vườn cam

Không chỉ trồng cam, nhiều hộ dân ở xã Hương Đô (Hương Khê - Hà Tĩnh) còn trồng xen quýt đường, thu về hàng chục triệu đồng. 

Xen giữa vườn cam hơn 300 gốc, của anh Phạm Văn Đồng, thôn 2, xã Hương Đô là những cây quýt đường vàng ươm, trĩu quả. Anh Đồng cho biết: Chỉ với hơn 20 cây quýt đường, trồng xen giữa vườn cam, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

 

cam-691.jpg

 Quýt Khe Mây có giá 30 – 35.000 đồng/kg

 

Quýt ở đây rất ngon, vị thanh ngọt đậm đà, nên được khách hàng ưa chuộng. Vụ quýt này, anh có thể thu hoạch khoảng 1,5 tấn quả, với giá từ 30 – 35 nghìn đồng/kg, tính ra, có thêm nguồn thu 30 – 40 triệu đồng.

Gần đó, anh Nguyễn Xuân Hoàn cũng có vài chục cây quýt. Cây nào cũng cho hơn 1,5 - 2 tạ quả. Quýt đang vào mùa thu hoạch, nên khách tìm đến vườn để mua.

Anh Hoàn phấn khởi cho biết: Vườn quýt của anh có tuổi đời 5 - 7 năm, mỗi năm đều cho sản lượng gần 2 tấn. Điều đáng nói, quýt không phải lo đầu ra. Hơn tuần nay, mỗi ngày anh thu hoạch từ 40 - 50 kg quýt để bán cho khách trong và ngoài tỉnh

Theo anh Hoàn, về kỹ thuật chăm sóc, quýt đường cũng như cam nhưng quýt ít sâu bệnh hơn, nên cho năng suất, sản lượng quả rất cao.

Ở vùng Khe Mây, hầu hết hộ dân ngoài trồng cam còn trồng xen quýt đường. Quýt ở đây được đánh giá ngon, ngọt, có vị thanh, đậm đà hơn các vùng khác, bởi phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng, nhất là người dân có 2 nguồn thu trên một diện tích.

Anh Đinh Văn Nhâm – Giám đốc HTX nông nghiệp cam Khe Mây cho biết: HTX có 1.500 gốc cam, đang phát triển thêm 600 gốc quýt. Quýt đường Khe Mây được thị trường ưa chuộng, nên HTX mở rộng diện tích.

Phó Chủ tịch UBND xã Hương Đô, Biện Văn Bảo cho rằng: Vùng đất Khe Mây không chỉ nổi tiếng về cam, mà còn có quýt đường. Dù diện tích quýt chưa thống kê được, nhưng hàng trăm hộ trồng cam ở đây, đều trồng xen quýt để tăng thu nhập.

Bình quân, mỗi hộ có từ 15 – 30 cây quýt, cho thu nhập hàng chục triệu đồng/năm. Bởi vậy, trồng quýt đang được người dân  mở rộng diện tích thay dần cây cam già cỗi, sản lượng thấp.

 

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top