Chừng dăm năm trước, Hà Tĩnh chỉ có 2 vùng cam “hot” là cam Bù Hương Sơn và cam Chanh Khe Mây (Hương Khê). Tuy nhiên, gầy đây, hàng loạt vùng cam thâm canh theo hướng VietGAP ra đời đã mang lại hiệu quả, đem đến tín hiệu vui cho người trồng cam ở Hà Tĩnh.
Bài 1: Thu tiền tỷ từ Cam VietGAP
Sau 3 năm triển khai, mô hình “Thâm canh vườn cam đạt tiêu chuẩn VietGAP” ở Hà Tĩnh đã mang lại thành công, hàng chục hộ dân tham gia rất phấn khởi, sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng, ưa chuộng.
Trồng cam VietGAP
Cam Chanh là cây trồng có mặt từ lâu ở Hà Tĩnh, được phân bổ trên phạm vi toàn tỉnh, nhưng tập trung ở một số xã thuộc các huyện Hương Khê, Vũ Quang, vùng thượng Đức Thọ, thượng Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên. Hiện diện tích cam Chanh toàn tỉnh đạt trên 5.500ha, trong đó có khoảng 3.500ha cho sản phẩm, năng suất bình quân 101,8 tạ/ha. Mặc dù hiệu quả kinh tế thu được từ cây cam khá lớn nhưng đại đa số các hộ trồng cam đang sản xuất tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, đầu tư thấp dẫn đến phát sinh sâu bệnh, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn hàng hóa, nhất là tiêu chuẩn về ATTP,...
Năm 2016, Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh) triển khai xây dựng mô hình “Thâm canh vườn cam đạt tiêu chuẩn VietGAP” trên quy mô gần 4ha với 5 hộ tham gia, tại vùng Trà Sơn (xã Mỹ Lộc và xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc).
Nhờ được hướng dẫn chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn cam được đầu tư bài bản, hệ thống tưới tiêu, bón phân, sử dụng thuốc BVTV,… đồng bộ, đúng quy định, cây trĩu quả, quả to đều, hình thức đẹp. Kết thúc mô hình, cả 5 vườn cam của 5 hộ dân tham gia đều được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, nơi đây còn thành lập được Tổ sản xuất cam VietGAP Trà Sơn, góp phần xây dựng thương hiệu cam Can Lộc.
Năm 2017, Hà Tĩnh tiếp tục nhân rộng mô hình trên quy mô 30ha tại các xã Đức Lĩnh (huyện Vũ Quang), Hương Đô (huyện Hương Khê), Ngọc Sơn (huyện Thạch Hà), với 24 hộ tham gia. Sau 1 năm được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, kết quả tại xã Đức Lĩnh, năng suất đạt trung bình 26,3 tấn/ha; xã Hương Đô 23,23 tấn/ha; xã Ngọc Sơn 20,12 tấn/ha. Trong khi sản xuất đại trà của các hộ dân khác trong vùng chỉ đạt 8 - 10 tấn/ha.
Các hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ phân bón, thuốc BVTV, tập huấn kỹ thuật thâm canh sản xuất cam; được hướng dẫn, tổ chức sản xuất cam theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), đáp ứng các tiêu chí về VSATTP, điều kiện sản xuất từ khi trồng, chăm sóc, chế biến và đóng gói sản phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Những mô hình tiền tỷ
Trang trại trồng cam đạt chuẩn VietGAP của anh Trần Đình Phương nằm sâu trên đồi thuộc thôn Khe Giao 2, xã Ngọc Sơn (Thạch Hà), cây nào cây nấy xanh tươi trĩu quả. Những quả cam Chanh tròn đều kết thành từng chùm hứa hẹn mùa bội thu.
Anh Phương cho biết: Nhờ Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh xây dựng mô hình và hướng dẫn thực hiện các quy trình nên năm 2017, 10ha với 7 chủ vườn của tổ hợp tác cam xã Ngọc Sơn đạt chuẩn VietGAP.
“Vụ cam năm nay, gia đình ước đạt sản lượng hơn 40 tấn trên tổng diện tích 2,1ha, trị giá gần 1 tỷ đồng. Với chất lượng cam sạch đạt chuẩn VietGAP, tôi đã làm thủ tục để ký hợp đồng tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị của Vinmart”, anh Phương phấn khởi nói.
Đối với Can Lộc, thời gian gần đây, huyện đã tích cực khai thác lợi thế vùng Trà Sơn, phù hợp phát triển cây ăn quả. Đến nay, toàn huyện có hơn 1.100ha cam bưởi các loại. Đáng nói, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP, ứng dụng tưới nhỏ giọt...
Vùng đất “chảo lửa túi mưa” Thượng Lộc (Can Lộc) những ngày cuối năm nhộn nhịp cảnh giao thương buôn bán ngay giữa nông trại. Từng đoàn ô tô, xe máy chở đầy ắp cam nối đuôi nhau ngược xuôi đến các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Để phát triển cây ăn quả, huyện cũng đã xây dựng các HTX sản xuất cây giống, ứng dụng công nghệ bảo tồn phát triển nguồn giống từ cây đầu dòng, mang đặc trưng của vùng Trà Sơn - Can Lộc.
Chị Võ Thị Loan (thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc), chủ vườn cam đạt chuẩn VietGAP năm 2018, dẫn chúng tôi tham quan vườn cam 4ha, trong đó hơn 1ha đã cho thu hoạch. Chị cho hay: “Vì trồng xen canh nhiều loại: cam Chanh, cam giòn, cam xã Đoài, cam đường…, thời gian chín khác nhau nên thời vụ xuất bán cũng kéo dài từ nay đến ra tháng Giêng. Để tạo ra một quả cam VietGAP, hộ sản xuất phải đầu tư công và của gấp nhiều lần so với sản xuất thông thường. Trồng cam đạt chuẩn VietGAP trước hết là đảm bảo sức khỏe cho chính mình, cho người lao động và sau đó là cho sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm đến với người tiêu dùng.
“Từ khi chuyển hướng phát triển cây cam theo tiêu chuẩn VietGAP, năng suất cam của gia đình duy trì ổn định, đạt trung bình 25 tấn/ha, cao hơn nhiều so với thời kỳ chưa áp dụng quy trình. Bên cạnh đó, được cấp giấy chứng nhận VietGAP là cách để khẳng định sự phát triển của thương hiệu cam Chanh Thượng Lộc, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Nhờ đó, giá bán đạt 30.000 - 50.000 đồng/kg, thương lái đến tận nơi để mua”, chị Phan Thị Hiền ở thôn Anh Hùng (xã Thượng Lộc) chia sẻ.
Tất cả các vườn cam VietGAP đều được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp; hệ thống tưới tiêu, phun thuốc, bón phân,… được đồng bộ hóa, đặt đúng nơi quy định; chăm bón chủ yếu bằng phân hữu cơ tự chế hoặc chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường, hạn chế tác hại của thuốc BVTV đối với sản phẩm. Khẳng định thương hiệu của mình bằng chất lượng, quy trình sản xuất sạch nên cam Thượng Lộc đã theo thương lái, người tiêu dùng đến với các địa phương trong tỉnh và cung cấp cho các thị trường trong nước như TP. Vinh (Nghệ An), Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,…
“Sau quá trình tự tìm hiểu, tôi đã tự điều chế được các loại thuốc bệnh bằng dung dịch tỏi, ớt, gừng, riềng,… ngâm với rượu để phòng trừ sâu bệnh cho gần 5 ha cam. Đồng thời, tôi tiến hành ủ phân hữu cơ theo hướng dẫn, đảm bảo sự sinh trưởng đồng đều của vườn cam,…”, chị Võ Thị Loan cho biết thêm.
Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hữu Ngọc cho biết: “Hà Tĩnh đã có hơn 70ha cam đạt chuẩn VietGAP. Việc áp dụng thâm canh theo quy trình sản xuất VietGAP không chỉ thay đổi nhận thức, thói quen sản xuất cũ của người nông dân, mà điều quan trọng hơn là góp phần hướng tới nền sản xuất sạch, giúp cam Hà Tĩnh vươn tới những thị trường lớn”.
Bài 2: Hướng đi cho Cam VietGAP Hà Tĩnh
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.
Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…