Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 26 tháng 6 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 11 năm 2019 | 14:12

HLV với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Hội Làm vườn Việt Nam vừa phối hợp với Mạng lưới Phát triển nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam (VietDHRRA) tổ chức Diễn đàn “Thực hiện hóa các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam”.

tr4.jpg
Mô hình VAC của gia đình ông Nguyễn Văn Sâm ở thôn Đồng Bùi, xã Tam Quan (Tam Đảo - Vĩnh Phúc), cho thu 300 - 500 triệu đồng/năm. Ảnh: Vũ Sinh

 

Vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

Phát biểu tại Diễn đàn, GS.TS. Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, cho biết, quan điểm phát triển bền vững tại Việt Nam đã được lồng ghép xuyên suốt trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội gia đoạn 2011 - 2020; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020. Nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển bền vững trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ giảm nghèo bền vững, phổ cập giáo dục, tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên, nhận thức về phát triển bền vững của không ít cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân còn chưa đầy đủ; các chính sách kinh tế - xã hội còn thiên về tăng trưởng nhanh kinh tế và ổn định xã hội mà chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức đến tính bền vững khi khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Quá trình lập quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quá trình xây dựng chính sách bảo vệ môi trường còn chưa được kết hợp chặt chẽ; lồng ghép hợp lý. Cơ chế quản lý và giám sát phát triển bền vững chưa được thiết lập rõ ràng và hiệu lực chưa cao. Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực xã hội chưa thực sự đúng tầm.

Để khắc phục các tồn tại, hạn chế nói trên, ngày 20/5/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 13/2019/CT-TTg về phát triển bền vững, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ ngành, đoàn thể và các địa phương nhằm thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.

Là tổ chức xã hội - nghề nghiệp và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, những năm qua, Hội Làm vườn Việt Nam luôn quan tâm và tích cực triển khai các hoạt động góp phần vào sự phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn.

Các mô hình do Hội Làm vườn khởi xướng và vận động đã góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu của nông dân nhiều địa phương trong cả nước. VAC là mô hình sản xuất tuần hoàn, thúc đẩy chu trình chuyển hóa vật chất tự nhiên và bảo vệ môi trường, phù hợp với yêu cầu của nông nghiệp tự nhiên, nông nghiệp sinh thái. 

GS.TS Ngô Thế Dân cho biết, những năm gần đây, các mô hình vườn mẫu, vườn hữu cơ, trang trại sinh thái, mô hình VACR, VACB đang được xây dựng và nhân rộng tại nhiều địa phương, góp phần đáng kể vào bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan và xây dựng nông thôn mới.

Thúc đẩy mô hình kinh tế VAC và kinh tế vườn theo hướng bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong mọi hoạt động của Hội Làm vườn. Như vậy, mục tiêu và nội dung hoạt động của Hội Làm vườn hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam. 

Đề xuất nhiều giải pháp 

PGS.TS. Nguyễn Xuân Hồng, Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, Chủ tịch AsiaDHRRA, cho biết, Việt Nam xác định duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển; xây dựng một xã hội Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, dân chủ, công bằng, văn minh và bền vững.

Để đạt được mục tiêu trên, Việt Nam đã cụ thể hóa các mục tiêu phát triển bền vững tương ứng với 17 mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hiệp quốc.

Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) tại Việt Nam giai đoạn 2000- 2015 được thế giới đánh giá cao. Đến năm 2015, nước ta hoàn thành 4/8 mục tiêu MDGs; 3/8 mục tiêu đạt nhiều tiến bộ; 1/8 mục tiêu mới đạt một số chỉ tiêu. Tính đến tháng 7/2019, chỉ số phát triển bền vững tại Việt Nam đứng thứ 54/162 nước, với 71.1/100 điểm.

Về giải pháp phát triển bền vững những năm tới, PGS.TS. Nguyễn Xuân Hồng cho rằng, cần nâng cao nhận thức và hành động của toàn xã hội về phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển bền vững. Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư, các đối tác phát triển trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự phối hợp giữa các cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp, các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội ngành nghề, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và sự phối hợp giữa cơ quan trung ương và cơ quan địa phương trong triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững để bảo đảm tính tích hợp và lồng ghép của các mục tiêu;

Tăng cường hợp tác quốc tế trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động chia sẻ, học tập kinh nghiệm và nâng cao năng lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; chủ động phối hợp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực cũng như các thách thức đối với thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Tăng trưởng xanh, bền vững

Theo TS. Nguyễn Đồng Quảng, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và PTNT), năm 2012, Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2050, xác định, tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.

Năm 2018, Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự Phát triển bền vững, xác định rõ: Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia.

Tại Hội nghị lần thứ 11, BCH Trung ương khoá XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, dựa trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô; phát triển kinh tế phải gắn với phát triển văn hoá, xã hội, con người, bảo vệ môi trường một cách tương xứng, hài hoà…

Theo TS. Nguyễn Đồng Quảng, tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn có vai trò quan trọng, đóng góp lớn để xây dựng kinh tế xanh, đây là nền tảng để hướng tới phát triển bền vững trong thời gian tới.

Góp phần xóa đói giảm nghèo

TS. Đỗ Văn Hòa, Chánh văn phòng Hội Làm vườn Việt Nam, cho biết, trong hơn 33 năm xây dựng và phát triển, Hội Làm vườn đã làm tốt chức năng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, vận động hội viên và nông dân  sản xuất theo quy trình an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng nhiều mô hình sản xuất VAC sản xuất hiệu quả và bền vững. Đào tạo, tập huấn 300-400 nghìn lượt người/năm. 

Hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững, Hội Làm vườn Việt Nam có vai trò quan trọng khi khởi xướng và vận động phong trào sản xuất theo mô hình VAC. Đây là mô hình được thiết kế phù hợp với mục tiêu sản xuất bền vững, không chất thải, sử dụng hợp lý và hiệu quả đất đai, nguồn nước và năng lượng mặt trời.

Từ những việc làm thiết thực, Hội Làm vườn Việt Nam đã góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc như: xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng; phát triển VAC theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình VAC sản xuất bền vững, hiệu quả phù hợp với từng vùng sinh thái; nâng cao kiến thức cho nông dân thông qua các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, tập huấn.

 

Quyết định số 681/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 đề ra một số mục tiêu phát triển bền vững:

- Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi;

- Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững;

- Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi;

- Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người;

- Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái;

- Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người;

- Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững;

- Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai…

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

Top