Hơn 15.000 tỷ đồng xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường
Với kinh phí hơn 15.000 tỷ đồng, TP. Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2025 sẽ đáp ứng các mục tiêu, chỉ tiêu của giai đoạn và có lộ trình đến năm 2030 theo hướng đô thị sinh thái; tạo sự an toàn về sức khỏe và môi trường cho người dân, các nhà đầu tư và du khách.
Sáng 19/4, TP. Đà Nẵng đã họp báo giới thiệu về Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn 2021-2030.
Sự kiện có sự kết nối trực tuyến với các tổ chức, đối tác về tài nguyên và môi trường của thành phố như: Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, Cơ quan phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA), thành phố Yokohama Nhật Bản, Cơ quan hợp tác quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP)...
Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc sở TN&MT TP. Đà Nẵng cho biết: Năm 2008, thành phố xây dựng dựng Đề án Thành phố môi trường là một quyết sách sáng tạo và quyết tâm cao hiện thực mong muốn trở thành Thành phố xanh, sạch đẹp, trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.
Sau 12 năm, Đà Nẵng đã đạt được những kết quả vững chắc như cấp nước đô thị đạt 99%, 100% nước thải tại các khu công nghiệp được thu gom, xử lý, thực hiện quan trắc tự động, liên tục; giải quyết cơ bản được 13/15 điểm nóng về môi trường; hơn 83% nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý; tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt đạt 95%; đặc biệt cộng đồng người dân thành phố đã tích cực tham gia các phong trào như: Ngày chủ nhật xanh, sạch, đẹp, khu dân cư thân thiện môi trường, phụ nữ sống xanh, 195 câu lạc bộ Cựu chiến binh bảo vệ môi trường.
Đà Nẵng đã đạt được nhiều giải thưởng: Thành phố bền vững về môi trường (ASEAN), Thành phố carbon thấp (APEC), Thành phố phong cảnh, Thành phố xanh quốc gia và quan trọng hơn Đà Nẵng đã xây dựng được thương hiệu "Thành phố đáng sống".
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế như tình trạng rác thải bừa bãi; các điểm nóng ô nhiễm môi trường còn kéo dài như bãi rác Khánh Sơn, Âu thuyền Thọ Quang; phát sinh nhiều sự cố cục bộ, ô nhiễm môi trường nông thôn gia tăng…
Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, xử lý những tồn tại, tiếp tục xây dựng hình ảnh “Thành phố môi trường”, TP. Đà Nẵng đã xây dựng và ban hành đề án “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường” giai đoạn 2021 – 2030.
Đề án gồm 4 nhóm thành phần trọng tâm: Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm; cải thiện môi trường, giải quyết những vấn đề trọng tâm, trọng điểm; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; và tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường với 31 tiêu chí cụ thể.
Đề án đặt ra các mục tiêu tiếp tục duy trì, giữ vững và nâng cao hơn nữa các tiêu chí môi trường đang có; phấn đấu đến năm 2025 sẽ đáp ứng các mục tiêu, chỉ tiêu của giai đoạn và có lộ trình đến năm 2030 theo hướng đô thị sinh thái; tạo sự an toàn về sức khỏe và môi trường cho người dân, các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước khi đến với thành phố.
Tổng kinh phí thực hiện đề án dự kiến hơn 15.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước hơn 5.400 tỷ đồng, nguồn vốn ODA 3.200 tỷ đồng và nguồn vốn xã hội hóa hơn 6.900 tỷ đồng.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thời gian qua, hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) không chỉ tham gia vào cơ cấu lại sản xuất mà còn đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội ở Phú Yên.
Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.