Hà Lan là quốc gia có ngành nông nghiệp chăn nuôi bò sữa đáng ngưỡng mộ. Mỗi năm, nước này sản xuất được 1,3 triệu tấn sữa, chiếm 17% giá trị sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu 1,4 tỉ USD. Một “cô bò” trung bình sản xuất được 8.000 – 10.000 lít sữa/năm, mang lại nguồn thu dồi dào cho các chủ nông trại.
Tiếp cận kỹ thuật và triết lý chăn nuôi bò sữa thú vị của nông dân Hà Lan
Nhiệm vụ của người nông dân Hà Lan là giúp đàn bò thật vui vẻ và có thời gian ra sữa càng dài càng tốt. Ngoài việc được chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất, mỗi con bò đều được gắn chip điện tử theo dõi dinh dưỡng, sức khỏe và cảm xúc. Hằng ngày, ngoài 6 tiếng “vui chơi” trên đồng cỏ và nạp thức ăn từ cỏ tự nhiên, các chú bò được mát xa, làm sạch vùng lưng, loại bỏ lông rụng khi chúng ở trong chuồng. Ngoài ra, toàn bộ quy trình vắt sữa đều được thực hiện bằng robot với kỹ thuật hiện đại, nhằm mang cảm giác thoải mái nhất cho bò trong suốt quá trình vắt sữa.
Ngành nông nghiệp chăn nuôi bò sữa đáng ngưỡng mộ của Hà Lan sản xuất 1,3 triệu tấn sữa hàng năm
Ông Marten Dijkstra, 51 tuổi, là chủ một nông trại bò sữa 150 con tại Hà Lan. Ông là đời thứ 5 trong gia đình thừa hưởng và quản lí nông trại của gia đình. Nhờ toàn bộ quy trình quản lí lẫn chăm sóc đàn bò được thực hiện bằng robot và hệ thống tự động nên một mình ông vẫn có thể chăm sóc được lượng lớn đàn bò như hiện có. Marten là một trong những chuyên gia “bò sữa” tham gia chương trình “Từ nông dân đến nông dân” 2017 được Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Hà Lan (Agriterra) tổ chức.
Kinh nghiệm cho sự phát triển bền vững nghành chăn nuôi bò sữa
Tháng 8/2012, Tập đoàn FrieslandCampina và Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Hà Lan đã ký kết chương trình hợp tác nhằm mục đích phát triển tích cực ngành chăn nuôi bò sữa ở những nước nơi có nhà máy sản xuất của FrieslandCampina, giúp nâng cao đời sống của nông dân và đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy. Theo đó, Agriterra sẽ phối hợp cùng các chuyên gia của FrieslandCampina hỗ trợ về mặt kỹ thuật và kinh nghiệm từ các chủ trại bò sữa Hà Lan với hàng chục năm kinh nghiệm nhằm giúp các nông hộ tại Việt Nam và các nước có thể khai thác tối đa tiềm năng của ngành chăn nuôi bò sữa.
Chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ chăn nuôi giữa các nông dân được cho là có sự lan tỏa tốt hơn.
Trong khuôn khổ của chương trình hợp tác này, FrieslandCampina đã tổ chức cho nhiều nông dân xuất sắc của Hà Lan đến Việt Nam nhằm thực hiện mục đích “nông dân giúp nông dân”, gặp gỡ trực tiếp các nông hộ để giao lưu, tìm hiểu và quan sát các thao tác hàng ngày trong quá trình chăm sóc bò sữa. Từ đó, sẽ tư vấn để khắc phục những thiếu sót và tối ưu hóa tiềm năng sản xuất của nông trại và rút ngắn khoảng cách về kỹ thuật chăn nuôi giữa Việt Nam và thế giới.
Là một thành viên trong nhóm nông dân Hà Lan sang Việt Nam lần này, ông Wim Van Ittersum luôn nhấn mạnh về triết lý “Bò vui, nông dân hạnh phúc”. Ông nói vui rằng: “Đàn bò chính là nguồn thu và mang lại kinh tế cho gia đình, nên đàn bò của các bạn xứng đáng được hưởng thụ một cuộc sống thoải mái, vui vẻ và khỏe mạnh. Có như vậy, bò mới cho ra nhiều sữa, từ đó chất lượng cuộc sống của nông dân chúng ta mới được nâng cao, đầy đủ, và hạnh phúc hơn.”
Ông Wim cũng chia sẻ thêm: “Những người nông dân như chúng tôi thường sẽ làm theo những kinh nghiệm được chia sẻ từ những người nông dân có kinh nghiệm hơn là nghe theo lời khuyên từ các chuyên gia nghiên cứu. Vì vậy, với cách thức tổ chức của chương trình này, tôi hy vọng sẽ truyền được cảm hứng thực hiện những kinh nghiệm chăn nuôi thực tế cho nông dân Việt Nam.”
Chính lòng nhiệt huyết, sự tận tâm và những kinh nghiệm quý báu từ những nông dân Hà Lan này sẽ giúp nông dân Việt Nam từng bước cải thiện phương pháp chăn nuôi bò sữa,góp phần nhân rộng nghề nuôi bò sữa tại Việt Nam phát triển bền vững và hiện đại hơn.
Hà Nam
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.