Ngày 2211, tại Bắc Kạn, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp vùng Trung du miền núi phía Bắc.
Ông Lê Quốc Thanh giám đốc TTKNQG phát biểu khai mạc diễn đàn
Thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đến nay, cả nước đã có 35/63 tỉnh, thành phố ban hành chính sách liên kết của tỉnh (trong đó có 33 tỉnh, thành phố ban hành Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh); có 24 tỉnh, thành phố ban hành danh mục các ngành hàng, sản phẩm chủ lực của tỉnh; có 12 tỉnh ban hành phân cấp phê duyệt hỗ trợ liên kết (trong đó có 8 tỉnh phân cấp cho cả cấp huyện phê duyệt); có 6 tỉnh đã ban hành kế hoạch liên kết; có 6 tỉnh phê duyệt đề án, dự án liên kết của tỉnh với 76 dự án được phê duyệt.
Các tỉnh, thành phố còn lại hiện đang xây dựng dự thảo chính sách để trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại các kỳ họp cuối năm tháng 12 năm 2019.
Phó chủ tịch tỉnh Bắc Kạn Đỗ Thị Minh Hoa phát biểu.
Hiện, cả nước có 2.975 hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với 1.082 doanh nghiệp. Đối với các chuỗi nông sản an toàn, cả nước có 1.420 chuỗi được chứng nhận với 1.538 sản phẩm chủ yếu là rau, củ, quả, lúa, cà phê, hồ tiêu, cá tra…
Ngoài ra, cả nước có 3.287 điểm bán các sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị, trong đó có 854 địa chỉ kinh doanh đã được cấp giấy xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
Tọa đàm trao đổi, thảo luận cùng các doanh nghiệp của tỉnh.
Để thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong thời gian tới, tại diễn đàn, các đại biểu cho rằng, cần tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các hợp tác xã, tổ hợp tác, người sản xuất trong việc sản xuất phải gắn với nhu cầu thị trường; tuyên truyền các mô hình liên kết hiệu quả để nhân rộng ra nhiều địa phương.
Đoàn đại biểu đi thăm các gian hàng trưng bày sản phẩm.
Quy hoạch các vùng sản xuất, xây dựng và hoàn thiện các hồ sơ vùng trồng; hướng dẫn các địa phương rà soát, lựa chọn các sản phẩm nông sản chủ lực để xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý; khuyến khích đầu tư vào chế biến nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm…
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.