Trước tình hình nhiều diện tích lúa ở Hà Tĩnh bị nhiễm đạo ôn và có nguy cơ lây lan trên diện rộng, chính quyền địa phương các cấp, các ngành đang tích cực kiểm tra, chỉ đạo, cùng người dân khẩn trương phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa vụ xuân.
Nguy cơ lây lan ra diện rộng
Vụ xuân 2022, Hà Tĩnh gieo cấy 59.570 ha lúa, cơ cấu 6 giống lúa lai (Nhị ưu 838, Thái Xuyên 111, Lai thơm 6, Long Hương 8117, TH3-3, TH3-5) và 30 giống lúa thuần gồm: nhóm giống đại trà (HT1, N98, N87, Khang dân đột biến, Khang dân 18, Xuân Mai, Bắc Thịnh, BT09, P6, PC6, RVT, XT28, Xi23...); các giống mới có tiềm năng về năng suất, tính thích ứng (VNR20, VNR10, ADI168, ADI28, BQ...); các giống có triển vọng về năng suất, chất lượng (TH8, HDT10, HD11, DT80, ĐH12, Hà Phát 3, DT18, DQ11…
Thời điểm này, lúa xuân đã ở giai đoạn đứng cái, đẻ nhánh rộ, phát triển mạnh về thân lá, một số diện tích gieo cấy sớm tại huyện Nghi Xuân, vùng ngoài đê huyện Đức Thọ, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà bắt đầu phân hóa đòng. Dự kiến, lúa xuân 2022 sẽ bắt đầu trổ bông từ đầu tháng 4/2022.
Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọng và Bảo vệ thực vật, đến thời điểm này trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh đã có gần 300 ha nhiễm bệnh đạo ôn, trong đó có 31,75 ha nhiễm nặng. Bệnh tập trung gây hại trên các giống: Thái xuyên 111, ADI 168, VNR20, P6, Xi23, J02… Tỷ lệ nhiễm trung bình 5 - 7%, nơi cao 15 - 25%, cục bộ một số diện tích bị nhiễm nặng, xuất hiện hiện tượng cháy lụi.
Trong đó, một số địa phương có diện tích lúa bị nhiễm bệnh lớn và nặng như Đức Thọ 57 ha, Cẩm Xuyên 55 ha, Thạch Hà 37,75 ha, Can Lộc 28 ha, thành phố Hà Tĩnh 26,5 ha, Hương Sơn 23 ha… Từ ngày 18/3 đến ngày 22/3, diện tích lúa xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn của Hà Tĩnh đã tăng từ hơn 125 ha lên gần 300 ha.
Ông Nguyễn Trí Hà, Chi cục Trưởng chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh cho biết: “Do từ đầu tháng 3 đến nay, thời tiết tại Hà Tĩnh âm u, ẩm độ không khí cao, ánh sáng yếu đã khiến cho các bào tử nấm gây bệnh đạo ôn lá phát sinh, lan rộng trên nhiều diện tích lúa xuân. Dự báo thời gian tới, thời tiết tại Hà Tĩnh tiếp tục mưa ẩm, trời âm u, nhiệt độ trung bình 18-25 độ C là điều kiện thuận lợi sâu bệnh phát sinh gây hại và có nguy cơ lây lan trên diện rộng. Do vậy, việc chủ động theo dõi, kiểm tra, khẩn trương phun thuốc để phòng trừ kịp thời bệnh đạo ôn là rất cần thiết”.
Tập trung xử lý, tránh gây thiệt hại năng suất
Ngày 22/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - Đặng Ngọc Sơn đi kiểm tra tình hình sản xuất lúa xuân 2022 và công tác phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa tại một số địa phương phương ở huyện Đức Thọ, Can Lộc và Hương Sơn. Tại đây ông Sơn yêu cầu ngành NN&PTNT và các địa phương tiếp tục kiểm tra đồng ruộng; xử lý bệnh đạo ôn theo tinh thần khẩn trương, cục bộ và phun phòng trên diện rộng không để bệnh diễn biến nặng.
Sau khi kiểm tra thực tế tại đồng ruộng, ông Đặng Ngọc Sơn đánh giá cao sự vào cuộc kịp thời, chủ động của các địa phương trong việc triển khai các giải pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa. Đặc biệt, các địa phương đã thực hiện tốt công tác dự phòng, dự báo khá tốt, tổ chức phòng trừ trên diện rộng, không để bệnh diễn biến nặng và trở thành mầm bệnh cho đạo ôn cổ bông ở thời kỳ sinh trưởng tiếp theo của lúa.
Ông Sơn nhấn mạnh, Sở NN&PTNT, các địa phương tiếp tục chỉ đạo hệ thống chuyên môn, kiểm tra sát đồng ruộng, nhất là trong những ngày sắp tới. Cần tập trung xử lý khẩn trương, cục bộ và phun phòng ra diện rộng một cách phù hợp để chủ động ứng phó với diễn biến dịch bệnh nhưng không gây lãng phí. Tại các vùng đã nhiễm và giống nhiễm, cần tập trung theo dõi, xử lý trong diện hẹp, tránh lây lan gây thiệt hại năng suất của bà con nông dân.
Cũng theo ông Nguyễn Trí Hà, Chi cục Trưởng chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, để chủ động phòng chống dịch bệnh, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã có văn bản gửi về các huyện, thị, thành phố hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa. Đến nay, toàn tỉnh đã xử lý phòng trừ được trên 6.956 ha. Qua kiểm tra, các diện tích đã được xử lý thuốc đã cơ bản khống chế được dịch bệnh, nhất là tại một số điểm cục bộ bị nhiễm nặng.
Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên Lê Văn Danh cho biết, qua kiểm tra, hiện nay bệnh đạo ôn phát sinh gây hại lúa toàn địa bàn toàn huyện là 55 ha trên các giống lúa như VNR20, BT09, ADI168, KD18… Phân bố chủ yếu ở một số xã như: Cẩm Quan, Nam Phúc Thăng, Cẩm Thịnh… với tỷ lệ bệnh trung bình 5-7%, nặng 15-25%. Trước tình hình trên, huyện đã tiến hành kiểm tra và chỉ đạo cán bộ nông nghiệp xã cùng bà con nông dân thường xuyên bám đồng ruộng để có giải pháp phòng trừ kịp thời.
Với sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, bên cạnh việc khẩn trương xử lý, phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa, nông dân Hà Tĩnh cũng tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, ruồi đục nõn, bọ trĩ, rệp… để chủ động các giải pháp phòng trừ, bảo vệ an toàn sản xuất, nâng cao năng suất lúa vụ xuân.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.