Khánh Hòa: Mùa xuân với nghề nuôi tôm hùm ở vịnh Vân Phong
Vịnh Vân Phong cách TP. Nha Trang (Khánh Hòa) khoảng 60km, trong vùng biển duyên hải miền Trung. Đến đây, ngoài việc chiêm ngưỡng những cảnh đẹp thiên nhiên thì khám phá và tìm hiểu về nghề nuôi tôm hùm ở đây sẽ rất thú vị.
Dọc dài theo những dãy núi đang bao bọc lấy vùng vịnh Vân Phong, từng nhà bè nuôi hải sản, chủ yếu là tôm hùm, cá bốp, cá mú nhấp nhô trên mặt nước, liền kề nhau thành những xóm bè trên biển. Cũng không biết từ bao giờ, người dân sinh sống ở khu vực Vịnh Vân Phong đã biết và đang phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nghề nuôi tôm hùm trên biển. Ở đây, hiện có rất nhiều người đã gắn bó với nghề nuôi tôm hùm. Chính vì vậy việc đầu tư và chăm sóc cho con tôm hùm được người dân rất quan tâm. Đồ ăn cho tôm được người dân chọn lựa rất kỹ. Thức ăn chủ yếu cho tôm hùm là những con nghêu, sò còn tươi sống được mua từ đất liền và mang ra cho tôm ăn.
Ông Trần Vinh, ngụ xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, cho biết: “Gia đình tôi nuôi tôm hùm ở vịnh Vân Phong được 18 năm, quá trình nuôi rất thuận lợi, chất lượng tôm tốt. Mình thả nuôi được vài tháng là thương lái đến xem tôm và đặt cọc trước rồi. Con tôm hùm đối với gia đình tôi nói riêng và người nuôi ở vịnh Vân Phong nói chung là cả gia tài. Vì vậy, dù năm hết Tết đến, chúng tôi cũng chỉ tranh thủ về nhà 1-2 ngày để cúng ông bà và chúc Tết họ hàng rồi ra bè ngay”.
Ông Nguyễn Đức Minh, cán bộ Phòng nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, chia sẻ: “Chất lượng nước ở vịnh Vân Phong ổn định quanh năm, vị trí địa lí và thổ nhưỡng của vịnh rất phù hợp để nuôi tôm hùm. Các nguồn nước ngọt mùa mưa lũ không ảnh hưởng nhiều đến vịnh, cho nên chất lượng nước biển ở đây quanh năm rất ổn định phù hợp với việc phát triển con tôm hùm”.
Con tôm hùm được người dân ở đây nuôi và rất kỹ lưỡng trong khâu chăm sóc. Hằng ngày, sau khi cho tôm ăn xong là người dân lặn xuống đáy lồng để dọn vệ sinh cho lồng nuôi tôm. Chính vì vậy mà con tôm rất mau lớn và cho chất lượng ngon. Trung bình, tôm ở đây được nuôi từ 10-12 tháng và cho trọng lượng từ 7 lạng đến hơn 1kg.
Theo ông Lê Hoàng Vương, Phó chủ tịch UBND Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, nghề nuôi tôm hùm lồng ở địa phương phát triển tương đối mạnh, nó đem lại nguồn thu nhập tương đối lớn cho người dân. Trong thời gian 5 năm trở lại đây, kinh tế của bà con từng bước phát triển. Đời sống, kinh tế xã hội của địa phương từng bước phát triển rất là mạnh. Thu nhập của bà con ngày càng cao.
Với Vân Phong, vùng vịnh mang tên mây và gió vẫn như một cô gái đẹp, thách cưới cao giá, cho nên nhận biết bao lời ca ngợi mà vẫn ế duyên kiếp phu thê đến cuối thế kỉ 20. Nhưng sau nhiều thập niên loay hoay kén chọn, bây giờ vịnh Vân Phong không còn hoang sơ lẻ bóng. Đứng giữa các nhà bè nuôi tôm hùm ăm ắp gió lộng, và mây trời ở đây, chúng ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của vùng vịnh Vân Phong. Bên cạnh đó, thưởng thức những con tôm hùm to, chắc thịt ở đây thì du khách sẽ biết được chúng ngon như thế nào. Đến Khánh Hòa trong dịp Tết mà du khách chưa thưởng thức những con tôm hùm như thế này thì có lẽ chưa cảm nhận hết được sự thú vị của chuyến đi du lịch ở vùng biển này./.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.