Việc đầu tư xây dựng tổ hợp chế biến hoa quả xuất khẩu của Nafoods hướng tới việc chủ động về vùng nguyên liệu khu vực Tây Nguyên và ĐBSCL.
Sáng 4/4, tại huyện Đức Hoà, tỉnh Long An, Công ty cổ phần Nafoods tổ chức Lễ khánh thành Tổ hợp sản xuất và chế biến hoa quả xuất khẩu với công suất 9.000 tấn/năm.
Tổ hợp sản xuất và chế biến hoa quả xuất khẩu của Công ty cổ phần Nafoods Group được xây dựng trên diện tích hơn 6,5 ha tại xã Hoà Khánh Tây, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An có tổng mức đầu tư hơn 410 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường dự Lễ khánh thành Tổ hợp sản xuất và chế biến hoa quả xuất khẩu ở Long An
Việc đầu tư xây dựng tổ hợp này của Nafoods hướng tới việc chủ động về vùng nguyên liệu khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, xuất khẩu thanh long của Bình Thuận, Long An sang thị trường các nước Châu Âu.
Sau khi đi vào hoạt động, tổ hợp sản xuất và chế biến hoa quả xuất khẩu thu hút hơn 300 việc làm trực tiếp tại nhà máy, giải quyết đầu ra cho hàng ngàn hộ nông dân tại các vùng nguyên liệu, góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Long An.
Phát biểu tại Lễ khánh thành, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có lợi thế phát triển đặc biệt nhóm quả nhiệt đới.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, để đạt hiệu quả của chuỗi giá trị cũng như sản xuất bền vững, nhất là sau khi hình thành các nhà máy chế biến thì từng địa phương phải rà soát lại những nhóm cây chủ lực để hình thành vùng nguyên liệu, liên kết chặt chẽ với các nhà máy chế biến, từ đó hình thành chuỗi khép kín từ nguyên liệu, chế biến đến khâu phân phối.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nafoods Group, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản muốn tồn tại được phải gắn chặt với quy hoạch vùng nguyên liệu và tập trung đầu tư, phát triển sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh./.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.