Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 2 tháng 12 năm 2016 | 1:38

Khi cây rau màu góp phần giảm nghèo

Những năm gần đây, diện tích trồng cây rau màu vụ đông và sản lượng rau cung cấp ra thị trường của huyện Lục Nam (Bắc Giang) luôn thuộc tốp đầu trong các địa phương vùng Đ­ông Bắc.

Việc phát triển cây vụ đông góp phần đẩy lùi tỷ lệ hộ nghèo, giúp người dân vươn lên làm giàu, đóng góp thiết thực cho Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, nhiều hộ dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Tính đến ngày 24/11, toàn huyện Lục Nam gieo trồng được 2.920ha rau, đậu các loại.

Có mặt tại các xã Đông Phú, Đông Hưng, Bảo Đài, Tam Dị…của huyện Lục Nam vào những ngày đầu tháng 12, hiện lên trước mắt chúng tôi là bạt ngàn màu xanh của khoai tây, hành, tỏi, rau cải, đậu leo… Trao đổi với phóng viên, ông Đào Duy Quyết, thôn Tân Tiến, xã Đông Phú, cho biết, đến thời điểm này gia đình ông đã trồng 8 sào hành, 1,5 mẫu khoai tây, 6 sào tỏi; sắp tới, gia đình ông sẽ trồng tiếp khoảng 6 sào hành. Năm 2015, gia đình ông trồng hơn 3 mẫu rau màu các loại, trừ chi phí còn lãi hơn 100 triệu đồng.

Ông Lương Chung Văn, Trưởng thôn Ngoài, xã Đông Phú, cho biết, năm 2016, người dân trong thôn trồng 17ha rau màu, trong đó cây khoai tây 13ha, còn lại là hành, tỏi, su sào, cải bắp. Bình quân mỗi hộ dân trồng 5 sào và có khoảng 20 hộ trồng từ 2 mẫu trở lên. Năm 2015, năng suất khoai tây đạt 6,5 tạ/sào, giá bán trung bình 7.000 - 8.000 đồng/kg, có thời điểm lên tới 10.000 - 12.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi sào thu lãi khoảng 4 triệu đồng.

“So với cấy lúa, trồng cây vụ đông mang lại giá trị kinh tế cao gấp 2-3 lần. Hiện, khoai tây là cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập chính cho người dân thôn Ngoài. Từ cây vụ đông nói chung, cây khoai tây nói riêng, người dân đã từng bước giảm nghèo, đời sống khấm khá hơn. Hiện, thu nhập bình quân của thôn đạt hơn 20 triệu đồng/người/năm”, ông Văn cho biết thêm.

Ông Hoàng Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND xã Đông Phú, cho biết, vụ đông năm 2016, xã trồng được 480ha rau màu các loại, trong đó, khoai tây 265ha; hành, tỏi 140ha; khoai sọ 14ha, còn lại là các cây rau màu khác. Năm 2015, có thời điểm xã xuất ra thị trường 500 tấn khoai tây/ngày. Nhờ trồng cây rau màu, cuộc sống của người dân đã được cải thiện đáng kể, xã có nhiều hộ lãi 100 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 5,6%, thu nhập bình quân đạt 18 triệu đồng/người (năm 2015). Năm nay dự kiến đạt 25 triệu đồng/người”.

Ông Vũ Văn Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Nam, cho biết, năm nay thời tiết thuận lợi nên diện tích trồng cây vụ đông của huyện cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra (tính đến ngày 24/11, tổng diện tích gieo trồng là 3.740ha). Trong đó, tập trung ở các loại cây trồng ngắn ngày như: hành ăn lá, rau cải, dưa leo, khoai tây… Hiện, hành lá đang thu hoạch vụ thứ hai.

Ông Sơn cho biết, những năm gần đây, diện tích cây vụ đông của huyện tương đối ổn định, giá bán năm sau cao hơn năm trước. Do vậy, nhiều hộ mạnh dạn thuê ruộng để đầu tư sản xuất cây vụ đông. Ví dụ, trồng cây khoai lang, ngô trừ chi phí chỉ lãi từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/sào/vụ thì trồng cây rau màu lãi từ 3 - 4 triệu đồng/sào/vụ. Sắp tới, huyện tập trung sản xuất hoa dơn, hiện đã đạt hơn 10ha, bước đầu cho thu nhập 20 triệu đồng/sào.

Theo ông Sơn, mặc dù chưa có chuỗi liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và các hộ sản xuất nhưng nhiều tư thương đã tìm đến tận ruộng để thu mua. Tuy nhiên, về lâu dài phải hình thành chuỗi liên kết để tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Để làm được việc này, người dân phải sản xuất theo quy trình an toàn, phải được cấp giấy chứng nhận VietGAP, quy mô vùng sản xuất phải theo quy hoạch để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư. Huyện đang tập trung thực hiện dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu thành vùng sản xuất lớn theo hướng chuyên canh, hình thành chuỗi liên kết.

Hoàng Văn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top