Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 23 tháng 9 năm 2024  
Thứ tư, ngày 15 tháng 4 năm 2020 | 15:12

Khi khoai tây TK15.80 đưa về Lạc Xuân

Giống khoai tây TK15.80 trồng ở xã Lạc Xuân (huyện Đơn Dương), mở ra triển vọng mới về chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở các vùng rau gắn thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

t38.JPG
Nông dân xã Lạc Xuân tham quan mô hình sản xuất giống khoai tây mới TK15.80.

 

Sau thời gian nghiên cứu chọn tạo, trồng thử nghiệm thành công ở các vùng nông nghiệp TP. Đà Lạt, huyện Đức Trọng, Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau và hoa (Lâm Đồng) tiếp tục đưa giống khoai tây TK15.80 trồng ở xã Lạc Xuân (huyện Đơn Dương), mở ra triển vọng mới về chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở các vùng rau gắn thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

Cuối tháng 3/2020, phóng viên Kinh tế nông thôn về xã Lạc Xuân, ghi nhận mô hình trồng khoai tây giống mới TK 15.80 đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế khá cao tại thôn Đồng Thạnh. Đúng vào ngày thu hoạch toàn bộ diện tích 2.000m2 với 1 chiếc máy đào và hơn 10 lao động trực tiếp phân loại củ khoai tây TK15.80 và đóng bao trực tiếp tại ruộng. Trên đầu bờ, hàng chục nông dân địa phương tham quan, tiếp nhận mô hình sản xuất giống khoai tây mới này.

Đứng bên luống chen chúc những lớp củ khoai tây TK 15.80 vừa đào lên trên mặt đất, ông Đặng Văn Điện, chủ ruộng mô hình phấn khởi: “Trên 2.000m2 của gia đình trồng khoai tây giống TK15.80 đang thu hoạch ước tổng sản lượng đạt khoảng 6 tấn. Đây là vụ trồng khoai tây TK15.80 đầu tiên tại khu vực thôn Đồng Thạnh, xã Lạc Xuân kéo dài hơn 3 tháng kế từ khi xuống giống trồng, chăm sóc đến nay. Với giá thương lái đang thu mua khoai tây TK15.80 trên dưới 15.000 đồng/kg, chúng tôi ước tính sơ bộ thu lãi hơn 60 triệu đồng. So sánh với cây xà lách trồng liên tục 3 tháng trước đó trên cùng diện tích thì cây khoai tây TK15.80 lãi gấp 3 lần”.

Cũng theo ông Điện,  gia đình ông cũng đã trồng khoai tây các loại giống thông thường hơn 4 năm trên diện tích hàng ngàn mét vuông ở các khu vực khác trong xã Lạc Xuân,  nhưng năng suất chỉ đạt cao nhất 4- 5 tấn/2.000m2/3 tháng. Như vậy, năng suất này vẫn thấp hơn giống khoai tây TK15.80 1- 2 tấn/2.000m2/3 tháng. Đáng nói, toàn bộ nguồn giống khoai tây TK15.80 và kỹ thuật chăm sóc đều do Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau và hoa cung cấp, hướng dẫn và chuyển giao trực tiếp trên đồng, nhờ đó, gia đình  đã tiếp cận khá nhanh toàn bộ quy trình, dự kiến tiếp tục nhân rộng diện tích trồng mới trong thời gian tới.

 

t39.JPG
Khoai tây giống mới TK15.80 thu hoạch đạt 6 tấn/2.000m2/3 tháng ở xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương.

 

Tại đầu bờ mô hình của hộ gia đình ông Đặng Văn Điện, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Lạc Xuân, ông Trịnh Quang Triệu, đánh giá: “Qua theo dõi thời vụ hơn 3 tháng vừa qua, giống khoai tây TK15.80 khá thích hợp với điều kiện đất đai, môi trường canh tác ở xã Lạc Xuân. Đặc biệt, giống khoai tây TK15.80 có khả năng đề kháng các loại bệnh mốc sương, héo rũ và tăng năng suất từ 20- 25% so với các giống khoai tây thông thường. Hội Nông dân xã Lạc Xuân tiếp tục giới thiệu mô hình trồng khoai tây TK15.80 của hộ ông Đặng Văn Điện đến các gia đình sản xuất ở địa phương để tham khảo, chuyển đổi phù hợp và hiệu quả hơn trên diện tích đất nông nghiệp của mình…”.

Trước khi đưa về trồng mô hình đối chứng ở xã Lạc Xuân, giống khoai tây TK15.80 đã thử nghiệm thành công và hiện đang được nông dân ứng dụng trồng mới ngày càng nhiều diện tích ở địa bàn thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng. Cụ thể, ông Nguyễn Đức Bình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thọ, cho biết, trong các vụ hè thu 2019, đông xuân 2019- 2020 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau và hoa đã cung cấp toàn bộ nguồn giống khoai tây TK15.80, đồng thời chuyển giao quy trình chăm sóc cho khoảng 100 nông hộ, sản xuất trên 20ha. Đây là diện tích đất sản xuất ngoài trời trước đây trồng chuyên canh các cây cà rốt, rau họ thập tự; những năm gần đây chuyển sang trồng khoai tây TK15.80 với giá trị kinh tế tăng lên vượt trội, năng suất bình quân đạt 30-35 tấn/ha/năm...

Theo thạc sĩ Nguyễn Thế Nhuận, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoai tây, rau và hoa (Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam), giống khoai tây TK15.80 được Trung tâm lai tạo, chọn lựa từ tổ hợp lai khoai hồng từ năm 2016. Đến ngày 30/12/2019, giống khoai tây TK15.80 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho sản xuất thử tại vùng Tây Nguyên.

"Kết quả khảo nghiệm tại các vùng nông nghiệp xã Xuân Thọ (thành phố Đà Lạt), xã Tân Hội (huyện Đức Trọng) và xã Lạc Xuân (huyện Đơn Dương) thấy giống khoai tây TK15.80 kháng bệnh mốc sương hiệu quả, đạt năng suất bình quân hơn 30 tấn/ha, tỷ lệ cao hơn giống đối chứng  từ 15-20%.  Với giá bán thị trường 13.000 -17.000 đồng/kg, người nông dân thu  lợi nhuận từ 35-40 triệu đồng/1000m2/3 tháng. Hy vọng trong thời gian tới, giống TK15.80 được mở rộng diện tích sản xuất để nâng cao thu nhập cho người sản xuất khoai tây trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng...", Thạc sĩ Nguyễn Thế Nhuận nhận định..

 

 

 

Văn Việt
Ý kiến bạn đọc
  • Ấm lòng cán bộ Sen hồng

    Ấm lòng cán bộ Sen hồng

    Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), các tỉnh, thành phố phía Bắc bị thiệt hại nặng nề. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động NHCSXH đã và đang dốc lòng, dồn sức cùng chung tay khắc phục hậu quả của bão lũ, chia sẻ, ủng hộ Nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra.

  • Hiệu quả từ nguồn kinh phí của Quỹ hỗ trợ nông dân tại Quảng Nam

    Hiệu quả từ nguồn kinh phí của Quỹ hỗ trợ nông dân tại Quảng Nam

    Từ nguồn vốn vay tín chấp của Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) Quảng Nam, thông qua các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh, nhiều nông dân đã có điều kiện đầu tư, mở rộng cơ sở sản xuất, đem lại nguồn thu nhập ổn định.

  • Điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội giúp người dân “an cư, lạc nghiệp”

    Điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội giúp người dân “an cư, lạc nghiệp”

    Theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 01/8/2024, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện lãi suất cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở từ mức 4,8%/năm lên 6,6%/năm.

  • Đồng thuận, chung sức, Thạch Liên đạt NTM nâng cao

    Đồng thuận, chung sức, Thạch Liên đạt NTM nâng cao

    Là địa phương gặp nhiều khó khăn khi triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng nhờ phát huy truyền thống cách mạng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân đồng tình ủng hộ, Thạch Liên đã và đang chuyển mình mạnh mẽ bằng một diện mạo hoàn toàn mới với những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội, trở thành điểm sáng ở cửa ngõ phía Bắc của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).

  • Chuyển đổi số tạo đà phát triển du lịch nông thôn

    Chuyển đổi số tạo đà phát triển du lịch nông thôn

    Đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa, Thừa Thiên - Huế có lợi thế để khai thác, phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn. Địa phương đang đẩy mạnh chuyển đổi số để du lịch nông thôn đi vào thực chất, hiệu quả.

  • Mù Cang Chải thoát nghèo nhờ cây sơn tra

    Mù Cang Chải thoát nghèo nhờ cây sơn tra

    Người Mông trên những dải núi cao Mù Cang Chải (Yên Bái) từ bao đời nay coi cây sơn tra là "người bạn" rất mực thủy chung của họ. Cây sơn tra đã giúp đồng bào Mông từng bước xóa đói giảm nghèo.

Top