Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 14 tháng 7 năm 2020 | 17:1

Khó khăn bao trùm ngành thủy sản: Giảm cả lượng và giá trị

Nửa đầu năm nay, dịch Covid-19 đã tác động đến tình hình sản xuất và phát triển thủy sản, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu thủy sản khiến ngành tôm và cá tra đều gặp khó.

Thông tin này vừa được công bố tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 của Tổng cục Thủy sản diễn ra sáng nay (14/7), tại Hà Nội.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 3,56 tỷ USD

Phát biểu tại Hội nghị ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản phân tích tình hình thời tiết trong 6 tháng đầu năm 2020 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng và khai thác thủy sản.

Ngành thủy sản tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Bộ trưởng, đồng chí Thứ trưởng phụ trách ngành, các địa phương và sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, sự nỗ lực, cố gắng của các doanh nghiệp và bà con ngư dân.

 

2c3ca-tra-tom-1550735305.jpg
Ngành tôm và cá tra đều gặp khó. (Ảnh: IT)

 

Tuy nhiên, dịch covid-19 đã ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất và phát triển thủy sản, đặc biệt hoạt động xuất khẩu thủy sản do nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại các thị truờng giảm mạnh.

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản.

Đặc biệt, Ủy ban châu Âu tiếp tục giữ cảnh báo “thẻ vàng” đối với thủy sản khai thác của Việt Nam.

Theo đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 3,56 tỷ USD, bằng 91,4% cùng kỳ và đạt 35,6% kế hoạch.

Ước 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất tăng 2,79%, tổng sản lượng ước đạt 3,86 triệu tấn (tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019), trong đó: sản lượng khai thác 1,88 triệu tấn (tăng 1,4%), sản lượng nuôi trồng thủy sản 1,97 triệu tấn (tăng 1,8%).

“So với chỉ tiêu kế hoạch 6 tháng đầu năm 2020: tổng sản lượng đạt 99,1%, trong đó sản lượng khai thác đạt 99,3%, sản lượng nuôi đạt 98,9%.

So với chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2020: Tổng sản lượng thủy sản đạt 45,1% (cùng kỳ 6 tháng 2019 đạt 47,0%); trong đó sản lượng khai thác đạt 48,4% (cùng kỳ đạt 50,4%), sản lượng nuôi trồng đạt 42,4% (cùng kỳ đạt 44,8%)”, Tổng Cục trưởng Trần Đình Luân cho hay.

Ngành tôm và cá tra đều gặp khó

Mặc dù, có sự chỉ đạo đôn đốc kịp thời song do ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh Covid-19, nhiều cơ sở tôm giống đã giảm 50% công suất, một số cơ sở đã tạm dừng hoạt động, cho công nhân tạm nghỉ việc do không tiêu thụ được tôm giống. Tuy nhiên, từ cuối tháng 4, tình hình thời tiết thuận lợi, nhu cầu tôm giống tăng nên các cơ sở đẩy nhanh sản xuất. Sản lượng tôm giống 6 tháng ước đạt 50,3 tỷ con. Trong đó: tôm thẻ chân trắng là 37,7 tỷ con; tôm sú 12,6 tỷ con (bằng 85,9% so với cùng kỳ).

Diện tích tôm thả nuôi đến hết tháng 6 ước đạt 612 nghìn ha (bằng 98,9% so với cùng kỳ và đạt 84% so với kế hoạch năm 2020), trong đó tôm sú là 575 nghìn ha (bằng 98,5% so với cùng kỳ), tôm chân trắng là 37,5 nghìn ha (tăng 5,5% cùng kỳ).

Sản lượng tôm nuôi thương phẩm ước đạt 319.2 nghìn tấn (tăng 4,5% so với cùng kỳ, ước đạt 42,4% kế hoạch). Trong đó sản lượng tôm sú đạt 118,7 nghìn tấn, tăng 1,1%; tôm thẻ chân trắng đạt 200,5 nghìn tấn, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, trong tháng 6, giá tôm chân trắng loại 100 con/kg giá 95.000 - 100.000 đồng, tăng 15.000 - 20.000 đồng/kg so với cách đây 3 tháng. Tôm sú cỡ 30 con/kg giá 200.000 - 230.000 đồng, tăng 30.000 - 40.000 đồng/kg.

Trong khi đó, đối với ngành cá tra, các tháng đầu năm 2020, hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra có xu hướng giảm sút do tác động kép của đại dịch cúm Covid-19 và xâm nhập mặn kéo dài. Trong khi đó, sản lượng cá tra năm 2019 đạt mức 1,72 triệu tấn dẫn đến nguồn cung dư thừa, tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Sự phụ thuộc vào xuất khẩu đã khiến ngành hàng gặp nhiều khó khăn khi các đơn hàng bị đối tác hủy hoặc hoãn giao hàng do lệnh giãn cách xã hội ở hầu hết các quốc gia nhập khẩu.

 

108634492_312420749887699_3344956254737081250_n.jpg
Các đại biểu tham gia Hội nghị. (Ảnh: Thanh Tâm) 

 

Sản xuất giống cá tra 6 tháng đầu năm 2020 tại các địa phương vùng ĐBSCL ổn định. Toàn vùng ĐBSCL có khoảng hơn 200 cơ sở sản xuất giống cá tra (cơ sở có nuôi giữ đàn cá tra bố mẹ), gần 3.000 ha ương dưỡng cá tra giống; sản xuất được khoảng 0,9 tỷ cá tra giống (bằng 100% so với cùng kỳ năm 2019); đã thay thế 45.000 con cá bố mẹ chọn giống, do đó chất lượng con giống cá tra đã từng bước được cải thiện.

Diện tích thả nuôi ước tính đến hết tháng 6/2020 là 4.530 ha (bằng 95,7% so với cùng kỳ 2019). Diện tích thu hoạch là 1.536 ha (bằng 78% so với cùng kỳ 2019).

Sản lượng cá tra đến hết tháng 6/2020 ước đạt 587,3 nghìn tấn, bằng 86,5% so với cùng kỳ, đạt 36% kế hoạch năm 2020.

Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL liên tục đứng ở mức thấp, dao động trong khoảng 18.000 – 19.000 đồng/kg đối với loại 700-800 g/con, trong khi giá thành sản xuất từ 21.000 - 22.000 đồng/kg, giảm 40% so với cùng thời điểm năm 2019.

Nỗ lực đạt kim ngạch XK 10 tỷ USD

Nhìn lại "bức tranh" toàn ngành thủy sản nửa đầu năm, người đứng đầu Tổng cục Thủy sản cho rằng, mặt được là toàn ngành đã kịp thời điều chỉnh mùa vụ nuôi trồng thủy sản; chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm soát tàu cá tại cảng, đảm bảo công tác phòng chống dịch nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất khai thác, không phát sinh việc tàu cá nằm bờ trong thời gian dịch bệnh.

Ông Trần Đình Luân cũng thừa nhận, tình trạng thiếu lao động trong nuôi trồng, khai thác thủy sản cả về số lượng và chất lượng, nhất là các lao động lành nghề, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thủy sản.

Ngoài ra, việc ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật vào lĩnh vực khai thác thuỷ sản, nhất là ứng dụng vào công tác bảo quản sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch đã từng bước cải thiện  song còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Tổng cục Thủy sản nhận định, 6 tháng cuối năm nguồn lợi hải sản suy giảm cả về số lượng, chất lượng; dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến khó lường; tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục làm ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản tại một số khu vực.

Bên cạnh đó, tình hình an ninh trật tự trên biển diễn biễn phức tạp, khó lường, các nước trong khu vực tăng cường kiểm soát hoạt động khai thác trên biển, ngư trường khai thác hải sản của ngư dân ta bị thu hẹp đáng kể.

Tổng cục Thủy sản phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2020 được giao gồm: Tổng sản lượng thủy sản đạt 8.565,6 triệu tấn (trong đó sản lượng khai thác là 3,9 triệu tấn và sản lượng nuôi trồng là 4,66 triệu tấn); kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD.

 

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top