Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 18 tháng 10 năm 2016 | 2:38

Kim ngạch xuất khẩu rau quả lần đầu "vượt mặt" dầu thô hơn 2.400 tỷ đồng

Lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả của Việt Nam có kim ngạch "vượt mặt" dầu thô, mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam trong nhiều năm qua. Đây là thông tin đáng chú ý trong báo cáo tình hình xuất khẩu các mặt hàng 9 tháng đầu năm vừa được Tổng cục Hải quan công bố.

Xuất khẩu rau quả đã vượt qua kim ngạch của xuất khẩu Dầu thô, than đá

Xuất khẩu rau quả đã vượt qua kim ngạch của xuất khẩu Dầu thô, than đá.

Theo đó, trong 9 tháng qua, mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,81 tỷ USD, tăng 31,8% về giá trị so với cùng kỳ. Trong khi đó, so với xuất khẩu dầu thô, 9 tháng qua chỉ đạt 1,7 tỷ USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, giá trị xuất khẩu rau quả 9 tháng đầu năm nay đã vượt giá trị xuất khẩu dầu thô 110 triệu USD (2.420 tỷ đồng). Trong khi đó, so với cùng kỳ này năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu rau quả chỉ đạt 1,38 tỷ USD, kém hơn 1,6 tỷ USD so với giá trị xuất khẩu dầu thô.

Như vậy, biến động giá dầu đã và đang ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cân đối thương mại của Việt Nam.

Trong bối cảnh này, theo chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh, việc đẩy mạnh khai thác thêm 1 triệu tấn dầu thô để bù cho thiếu hụt ngân sách cần được nghiên cứu lại bởi không thể cứ hụt thu ngân sách là nghĩ đến chuyện khai thác dầu thô.

Ông Ánh cho rằng, đây là thói quen và tiền lệ khiến chúng ta không cân đối được thu và cải cách việc chi thường xuyên. Bên cạnh đó, việc tăng khai thác dầu thô khi ngân sách thiếu hụt sẽ khiến cho việc dự toán chi ngân sách không được điều chỉnh so với dự toán đề ra.

Xuất khẩu rau quả 9 tháng cũng được xem là một trong những mặt hàng có giá trị kim ngạch cao trong nhóm ngành hàng sản xuất nông nghiệp, cao hơn giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo (1,72 tỷ USD) và thuộc nhóm 5 mặt hàng nông nghiệp có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước chỉ đứng sau thủy sản, cà phê, hạt tiêu...

Về thị trường, rau quả Việt Nam chủ yếu được xuất sang Trung Quốc, với kim ngạch đạt 1,3 tỷ USD (chiếm gần 80% tổng giá trị xuất khẩu), các thị trường khác như Nhật Bản chỉ đạt hơn 56 triệu USD, Hàn Quốc là 65 triệu USD và Hoa Kỳ là gần 60 triệu USD...

Đáng chú ý, mặt hàng rau của quả hiện cũng vượt qua một số mặt hàng xuất khẩu chiến lược và truyền thống của Việt Nam là xuất khẩu than (chỉ đạt 73 triệu USD) và nguyên liệu ngành dệt may, da giày (1,1 tỷ USD)...

Nguyễn Tuyền/Dantri.com.vn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top