Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 29 tháng 3 năm 2016 | 1:45

Kinh tế Việt Nam 10 năm dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Cùng nhìn lại nền kinh tế Việt Nam 10 năm qua, dưới sự điều hành của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

10 năm qua, GDP của Việt Nam đã có bước tăng trưởng tới hơn 4 lần. Nếu như năm 2006, quy mô GDP chưa đến 1 triệu tỷ đồng, thì đến năm 2015, quy mô của nền kinh tế đã lên tới gần 4,2 triệu tỷ đồng. <br><br>Giai đoạn 2006-2010, mặc dù quy mô kinh tế năm 2010 tăng gấp 2 lần năm 2006 nhưng tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước. <br><br>Từ năm 2011 đến nay, do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với sự mất cân đối trong nhiều năm của nội tại nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta thậm chí còn thấp hơn giai đoạn 2006-2010.<br><br>Từ năm 2008, Việt Nam đã chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 1.145 USD. <br><br>Đến năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên 1.908 USD, tuy nhiên với mức bình quân này, Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1987, Thái Lan năm 1992, Indonesia năm 2007, Phillippines năm 2008 và của Hàn Quốc trong năm đầu thập niên 80 - Nguồn: Tổng cục Thống kê.<br>

10 năm qua, GDP của Việt Nam đã có bước tăng trưởng tới hơn 4 lần. Nếu như năm 2006, quy mô GDP chưa đến 1 triệu tỷ đồng, thì đến năm 2015, quy mô của nền kinh tế đã lên tới gần 4,2 triệu tỷ đồng.

Giai đoạn 2006-2010, mặc dù quy mô kinh tế năm 2010 tăng gấp 2 lần năm 2006 nhưng tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước.

Từ năm 2011 đến nay, do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với sự mất cân đối trong nhiều năm của nội tại nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta thậm chí còn thấp hơn giai đoạn 2006-2010.

Từ năm 2008, Việt Nam đã chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 1.145 USD.

Đến năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên 1.908 USD, tuy nhiên với mức bình quân này, Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1987, Thái Lan năm 1992, Indonesia năm 2007, Phillippines năm 2008 và của Hàn Quốc trong năm đầu thập niên 80 - Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Vốn FDI vào Việt Nam năm 2015, bao gồm vốn đăng ký và giải ngân, đã tăng khoảng 4 lần sau với năm 2006. Mức vốn FDI đăng ký trên 70 tỷ USD năm 2008 là mức cao nhất trong 10 năm qua trước hiệu ứng Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, vốn FDI giải ngân năm 2008 ở mức khiêm tốn. <br><br>Dù vậy, dòng vốn FDI vào Việt Nam những năm qua rất ổn định, và đóng góp của doanh nghiệp FDI với nền kinh tế Việt Nam đang chiếm tỷ trọng lớn - Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Đầu tư nước ngoài.<br>

Vốn FDI vào Việt Nam năm 2015, bao gồm vốn đăng ký và giải ngân, đã tăng khoảng 4 lần sau với năm 2006. Mức vốn FDI đăng ký trên 70 tỷ USD năm 2008 là mức cao nhất trong 10 năm qua trước hiệu ứng Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, vốn FDI giải ngân năm 2008 ở mức khiêm tốn.

Dù vậy, dòng vốn FDI vào Việt Nam những năm qua rất ổn định, và đóng góp của doanh nghiệp FDI với nền kinh tế Việt Nam đang chiếm tỷ trọng lớn - Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Đầu tư nước ngoài.

Có thể nhận thấy, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 10 năm từ 2006-2015 liên tục tăng trưởng. <br><br>Nếu như năm 2006 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chưa đạt 70 tỷ USD, thì năm 2015 con số này đã xấp xỉ 330 tỷ USD. <br><br>Việc Việt Nam gia nhập WTO cũng như ký hàng loạt các hiệp định thương mại song phương, đa phương khác đã giúp độ mở của nền kinh tế trở nên lớn hơn, qua đó đẩy tốc độ tăng trưởng giao thương lên. Điều này đã tác động tích cực và có đóng góp lớn đối với sự phát triển chung của nền kinh tế những năm qua.<br><br>Cùng với việc thu hút nhiều vốn FDI, khối doanh nghiệp này đang chiếm tỷ trọng trên 65% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều năm qua - Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan.<br>

Có thể nhận thấy, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 10 năm từ 2006-2015 liên tục tăng trưởng.

Nếu như năm 2006 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chưa đạt 70 tỷ USD, thì năm 2015 con số này đã xấp xỉ 330 tỷ USD.

Việc Việt Nam gia nhập WTO cũng như ký hàng loạt các hiệp định thương mại song phương, đa phương khác đã giúp độ mở của nền kinh tế trở nên lớn hơn, qua đó đẩy tốc độ tăng trưởng giao thương lên. Điều này đã tác động tích cực và có đóng góp lớn đối với sự phát triển chung của nền kinh tế những năm qua.

Cùng với việc thu hút nhiều vốn FDI, khối doanh nghiệp này đang chiếm tỷ trọng trên 65% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều năm qua - Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan.

Năm 2015, lần đầu tiên chi ngân sách nhà nước đã vượt 1,2 triệu tỷ đồng. Năm qua, Chính phủ đã bổ sung số thực hiện vốn ODA tăng 30.000 tỷ đồng, tăng bội chi ngân sách nhà nước lên mức 6,11%GDP.<br><br>Trong 10 năm qua, mức thu ngân sách đã tăng khoảng 3,5 lần, trong khi mức chi thì tăng khoảng 4 lần.<br><br>Trong khi đó, lạm phát trong những năm qua đã giảm tốc mạnh mà đỉnh điểm là mức tăng 0,63% trong năm 2015. Trong giai đoạn 2006-2011, mức lạm phát năm 2008 và 2011 cho thấy những bất ổn đỉnh điểm khó khăn nền kinh tế trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động đến kinh tế Việt Nam. <br><br>Bên cạnh đó, việc điều hành chính sách chưa đủ phù hợp cũng là nguyên nhân khiến lạm phát cao. Để ổn định lạm phát, Việt Nam đã phải nhiều năm đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều năm liền ở mức thấp - Nguồn: Tổng cục Thống kê.<br>

Năm 2015, lần đầu tiên chi ngân sách nhà nước đã vượt 1,2 triệu tỷ đồng. Năm qua, Chính phủ đã bổ sung số thực hiện vốn ODA tăng 30.000 tỷ đồng, tăng bội chi ngân sách nhà nước lên mức 6,11%GDP.

Trong 10 năm qua, mức thu ngân sách đã tăng khoảng 3,5 lần, trong khi mức chi thì tăng khoảng 4 lần.

Trong khi đó, lạm phát trong những năm qua đã giảm tốc mạnh mà đỉnh điểm là mức tăng 0,63% trong năm 2015. Trong giai đoạn 2006-2011, mức lạm phát năm 2008 và 2011 cho thấy những bất ổn đỉnh điểm khó khăn nền kinh tế trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động đến kinh tế Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc điều hành chính sách chưa đủ phù hợp cũng là nguyên nhân khiến lạm phát cao. Để ổn định lạm phát, Việt Nam đã phải nhiều năm đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều năm liền ở mức thấp - Nguồn: Tổng cục Thống kê.

10 năm qua, năng suất lao động đã có sự tăng trưởng khá mạnh, từ mức hơn 22 triệu đồng/người thì sau 10 năm đã lên gần 80 triệu đồng/người.<br><br>Cùng với sự phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội của nước ta cũng được nâng lên nhưng vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. <br><br>Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng năng suất lao động xã hội, Việt Nam là nước có tốc tăng năng suất lao động cao hơn nhiều so với Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan - Nguồn: Tổng cục Thống kê.<br>

10 năm qua, năng suất lao động đã có sự tăng trưởng khá mạnh, từ mức hơn 22 triệu đồng/người thì sau 10 năm đã lên gần 80 triệu đồng/người.

Cùng với sự phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội của nước ta cũng được nâng lên nhưng vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng năng suất lao động xã hội, Việt Nam là nước có tốc tăng năng suất lao động cao hơn nhiều so với Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan - Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong suốt 10 năm qua đều có xu hướng giảm và đều dưới 5,4%. Đây là mức thấp nếu so với nhiều nền kinh tế trên thế giới. <br><br>Tuy tỷ lệ thất nghiệp không cao (tỷ lệ thất nghiệp chung trong độ tuổi lao động hiện nay khoảng 2,2%, trong đó khu vực thành thị 3,6%), nhưng xét về góc độ vị thế việc làm thì lao động Việt Nam chủ yếu là làm các công việc gia đình hoặc tự làm các công việc này thường có thu nhập thấp, bấp bênh, không ổn định.<br><br>Trong khi đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã vượt 50 triệu người kể từ năm 2010. Đây là là điều kiện tốt cho quá trình phát triển kinh tế với lực lượng lao động dồi dào - Nguồn: Tổng cục Thống kê.<br>

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong suốt 10 năm qua đều có xu hướng giảm và đều dưới 5,4%. Đây là mức thấp nếu so với nhiều nền kinh tế trên thế giới.

Tuy tỷ lệ thất nghiệp không cao (tỷ lệ thất nghiệp chung trong độ tuổi lao động hiện nay khoảng 2,2%, trong đó khu vực thành thị 3,6%), nhưng xét về góc độ vị thế việc làm thì lao động Việt Nam chủ yếu là làm các công việc gia đình hoặc tự làm các công việc này thường có thu nhập thấp, bấp bênh, không ổn định.

Trong khi đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã vượt 50 triệu người kể từ năm 2010. Đây là là điều kiện tốt cho quá trình phát triển kinh tế với lực lượng lao động dồi dào - Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam liên tục giảm trong thời gian qua, và tới năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo đã xuống dưới 5%, từ mức trên 14% năm 2006 - Nguồn: Tổng cục Thống kê.<br>

Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam liên tục giảm trong thời gian qua, và tới năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo đã xuống dưới 5%, từ mức trên 14% năm 2006 - Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Số doanh nghiệp và số vốn (tỷ đồng) giai đoạn 2011 - 2015 - Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.<br>

Số doanh nghiệp và số vốn (tỷ đồng) giai đoạn 2011 - 2015 - Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Giai đoạn 2006- 2010 nhìn chung tốc độ tăng trưởng tín dụng là cao, thậm chí tăng trưởng tín dụng năm 2007 lên tới gần 54%. Tuy nhiên, trước những biến động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và chính sách ưu tiên ổn định vĩ mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng từ năm 2011 - 2013 ở mức thấp và bắt đầu tăng tốc từ 2014 với mức 18% năm 2015.

Tính đến tháng 11/2015, quy mô tín dụng với nền kinh tế hơn 4,586 triệu tỷ đồng - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, một trong những món ngon dân dã mang đậm hương vị truyền thống của thị xã Quế Võ vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận, tạo thuận lợi thương mại hóa cho đặc sản địa phương.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

Top