Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 20 tháng 6 năm 2020 | 16:20

Kon Tum: Hàng ngàn cây mắc ca hứa hẹn ngày trĩu quả

Một nông dân ở Kon Tum, sau hơn 10 năm kiên trì phát triển cây mắc ca, đã bắt đầu thành công với hàng ngàn cây lớn, bé trong vườn nhà.

Ông Trần Xuân Vịnh thôn 10 xã Đắk Hring, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum cho biết, do kiên trì trồng mắc ca từ hơn 10 năm trước đến nay, hiện, trong vườn nhà ông đã có hàng ngàn cây mắc ca từ 2, 3 tuổi đến 9 năm tuổi. Và đang đào hố để kịp trồng mới 1.500 cây, đón mùa mưa sắp tới.

 

img_2253-21.JPG

Ông Vịnh bên vườn mắc ca 9 tuổi

 

Theo đó, ông Vịnh đang có 20 ha mắc ca, cả trồng mới và cũ, trong đó có 3.000.000 cây giống hoa tím 2 năm tuổi (có cây đã bói quả), dự kiến sang năm sẽ có thu; 200 cây đã cho quả ổn định, chủ yếu là giống OC; 659 và giống hoa tím. Trong 200 cây kể trên, có 100 cây 5 – 9 tuổi đã cho quả ổn định; 100 cây 3 tuổi, đang cho quả bói.

Trong 100 cây 5 – 9 tuổi, có 30 cây giống hoa tím, bình quân đạt từ 60 – 80 kg quả/cây, cá biệt, có cây cho 1 tạ quả/cây. Loại 100 cây 3 tuổi đang cho quả bói, có cây chỉ vài chùm quả, nhưng có cây đã đạt 5 – 6 kg/cây, tất cả đều là giống hoa tím.

Đặc biệt, ngoài những cây mắc ca đã cho quả ổn định kể trên, ông Vịnh đang đào hố để tiếp tục trồng mới 1.500 cây mắc nữa, đưa vườn mắc ca của gia đình lên tới 4.700.000 cây từ trồng mới đến 9 năm tuổi. Và quyết định chọn cây mắc ca giống hoa tím để trồng vì rất sai quả.

 

img_2252-5.JPG

Cây mắc ca 6 tuổi của ông Vịnh.

 

“Sở dĩ, vườn mắc ca của gia đình có nhiều độ tuổi khác nhau, nhiều loại giống khác nhau, do được trồng thành nhiều đợt, nhiều loại để chọn cây thích hợp, cho năng suất cao, chất lượng tốt, sau đó mới trồng đại trà, để tránh điệp khúc trồng chặt, lãng phí công sức tiền của.

Sau nhiều năm nghiên cứu, nhận thấy cây mắc ca giống hoa tím, quả sai, chất lượng tốt, nên gia đình chọn giống này và quyết tâm tăng diện tích như đã kể trên” – ông Vịnh cho biết thêm. 

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
Top