Sau nhiều thành công, thất bại đan xen, hiện, cây mắc ca đã sinh trưởng, phát triển tại nhiều vườn đồi ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn).
Cây mắc ca đã được Công ty Cổ phần Thương mại mắc ca và sa chi đưa về Lạng Sơn 4 năm nay. Thời gian ra quả bói của cây thường kéo dài 1 vài năm. Năm 2018, bắt đầu ra quả ổn định, năm 2019, sau 4 năm bám rễ sâu ở khu vực Đông Bắc Bộ, những vườn mắc ca ở Văn Lãng, đã cho quả sai trĩu cành.
Ông Bằng trong vườn mắc ca đã cho quả ổn định
Giám đốc Công ty, ông Lục Văn Bằng, cho biết, Công ty có 6 ha mắc ca, trồng trên đất vườn đồi bạc màu, ở thôn Bó Mịn, xã Tân Việt, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Năm 2018, do vẫn trong thời kỳ ra quả bói, nên chỉ thu được khoảng 1 tấn quả, giá bán tại vườn 80.000 đồng/kg tươi. Năm 2019, thu được 5 tấn quả, giá bán vẫn giữ nguyên như cũ.
Tuy nhiên, không phải không có những khó khăn nhất định, từ khi khởi nghiệp đến nay. Đó là năm 2018, do mưa nhiều, nên mắc ca bị bệnh nấm, gây vàng lá, thối rễ và rụng quả. Ngoài ra, còn bị côn trùng chích hút, khi quả còn bé bằng quả xoan ta, đến kỳ thu hoạch mới biết, hạt đã bị thối ở bên trong.
Vì lý do trên, Công ty bị thất thu trên 1 tấn quả, giá mắc ca sấy nứt 320.000 đồng/kg. Dự kiến, năm 2019, giá mắc ca thương phẩm vẫn như năm 2018.
Công nhân đang xát tách vỏ mắc ca
“Tuy nhiên, do cây giống mắc ca, trên tất cả các vùng miền của đất nước, những nơi thích hợp với loại cây này như: Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, vẫn đang thiếu cây giống trầm trọng. Do vậy, năm 2019, Công ty không sản xuất mắc ca thương phẩm, dành toàn bộ số lượng hạt thu được để làm giống.
Theo đó, 5 tấn mắc ca quả sẽ cho 2,5 tấn mắc ca hạt, được bán với giá 95.000 đồng/kg tại vườn”, ông Bằng chia sẻ.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.