Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 24 tháng 4 năm 2022 | 19:52

Lạng Sơn thiết lập "vùng xanh" 3 lớp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu

Nhằm nâng cao năng lực thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu, tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ngành và lực lượng tại đây thiết lập 'vùng xanh' an toàn với các biện pháp phòng, chống dịch ở mức độ cao nhất.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các sở, ngành liên quan nhanh chóng xây dựng kế hoạch để tổ chức thiết lập “vùng xanh” an toàn tại các cửa khẩu để đảm bảo công tác chống dịch Covid-19 ở mức độ cao nhất. Qua đó tạo sự đồng nhất với Trung Quốc về công tác phòng chống dịch, thúc đẩy hoạt động XNK hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh.

Cụ thể, “vùng xanh” tại tỉnh Lạng Sơn được đặt thiết lập 3 lớp gồm: lớp đệm (gồm các khu vực đỗ xe ngoài cửa khẩu như khu trung chuyển hàng hóa, khu phi thuế quan…); lớp thứ 2 là lực lượng chức năng quản lý trực tiếp (quản lý các lao động tại các doanh nghiệp bến bãi, các hoạt động dịch vụ tham gia hoạt động tại cửa khẩu); lớp thứ 3 gọi là vùng lõi (kiểm soát các lái xe thuộc Đội lái xe chuyên trách).

Do vậy, người, phương tiện và hàng hóa trước khi ra vào khu vực cửa khẩu đều được kiểm soát chặt chẽ theo 3 lớp này với mục tiêu là không để lọt bất cứ trường hợp nào bị nhiễm SARS-CoV-2 vào cửa khẩu, từ đó giảm thiểu nguy cơ phải tạm dừng hoạt động thông quan hàng hóa.

“Việc thiết lập vùng xanh an toàn này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thời điểm này để đáp ứng được yêu cầu phòng chống dịch của phía nước bạn Trung Quốc trong công tác thông quan hàng hóa và góp phần giải quyết lượng hàng ùn ứ tại cửa khẩu, đặc biệt là đối với hàng nông sản xuất khẩu của nước ta", Thiếu tá Lê Văn Chất, Trạm trưởng Trạm Biên phòng Tân Thanh, cho biết.

3-phu-3-16502050667911900874116.jpg
Xe chở nông sản chờ làm thủ tục xuất sang Trung Quốc ở cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn).

 

Theo ông Chất, đây là phương án thiết thực và bắt buộc phải làm để đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch của cả 2 bên, đảm bảo khu vực cửa khẩu là khu vực xanh, và phương án này còn phải phát triển, phải bổ sung thêm nữa để có thể mang lại hiệu quả lâu dài, mang tính chất bền vững để phục vụ công tác XNK của Việt Nam với Trung Quốc.

Cùng với việc triển khai thiết lập “vùng xanh”, tỉnh Lạng Sơn cũng tăng cường công tác trao đổi, hội đàm với các cơ quan chức năng phía Quảng Tây Trung Quốc để triển khai có hiệu quả phương thức giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu tại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, cặp cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài theo mô hình thông quan không tiếp xúc.

Quá trình triển khai phương thức này, do mới thực hiện nên những ngày đầu các lực lượng chức năng cũng như các doanh nghiệp 2 bên trong công tác phối hợp còn chưa được nhịp nhàng dẫn tới kết quả chưa đạt được như kì vọng.

Tuy nhiên hiện nay, trung bình mỗi ngày tại cửa khẩu Tân Thanh đã có tới hơn 100 xe xuất, nhập thông quan thành công, qua đó phần nào giải quyết được lượng xe đang tồn tại các khu vực cửa khẩu.

Việc thiết lập “vùng xanh”, hay việc triển khai các phương thức giao nhận hàng hóa mới trong thời điểm này là những phương án tối ưu trong tình hình dịch bệnh hiện nay và cho thấy sự vào cuộc của tỉnh Lạng Sơn trong việc nâng cao năng lực thông quan, cải thiện tình hình xuất nhập khẩu.

Ông Hoàng Khánh Duy, Phó trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Cửa Đồng Đăng - Lạng Sơn cho biết: “Để hạn chế tình trạng ùn ứ hàng hóa, thúc đấy XNK qua địa bàn, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo các lực lượng cải tiến quy trình, thủ tục kiểm tra đối với người và hàng hóa để tận dụng tối đa thời gian thông quan trong ngày nhằm nâng cao hiệu suất thông quan”.

Ngoài ra, ông Duy cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, nắm bắt các quy định của phía Trung Quốc, đặc biệt là các biện pháp kiểm tra chất lượng, kiểm dịch, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ đối với hàng nông sản, hoa quả để kịp thời thông báo, khuyến cáo tới các địa phương, vùng trồng, thương nhân và doanh nghiệp.

Từ đầu năm 2022 đến nay, 3 cửa khẩu đường bộ (Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tuy vẫn diễn ra hoạt động thông quan hàng hóa nhưng theo thống kê, đã có hơn 20 lần phải tạm dừng thông quan do Trung Quốc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch. 

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong quý đầu tiên của năm 2022, xuất khẩu rau quả sang thị trường lớn nhất là Trung Quốc giảm mạnh, đạt 455,4 triệu USD, giảm 25,3% so với cùng kỳ năm 2021, tỷ trọng xuất khẩu rau quả sang thị trường này chiếm 53,6%, giảm 9,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.

Tình hình dịch bệnh gia tăng tại thị trường Trung Quốc và với chính sách chống dịch của Trung Quốc như hiện nay, ảnh hưởng của các lệnh phong tỏa đã tác động đến nguồn cung hàng rau quả của Việt Nam tới thị trường này.

Trong khi xuất khẩu hàng rau quả tới Trung Quốc giảm mạnh thì xuất khẩu sang các thị trường khác như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, thị trường Đài Loan tăng trưởng tốt trong 3 tháng đầu năm 2022.

 

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top