Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 13 tháng 5 năm 2021 | 21:6

Lập hồ sơ xác nhận sản xuất vải thiều an toàn dịch Covid-19

Việc làm này sẽ chứng minh các lô vải thiều ở Bắc Giang, mã vùng sản xuất, người sản xuất, thu hái, cơ sở đóng gói, người và phương tiện vận chuyển được kiểm soát đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19.

 

Để sản xuất vải thiều năm 2021 giành thắng lợi, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch sản xuất vải thiều đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19. Để tiêu thụ vải thiều hiệu quả trong mọi tình huống dịch bệnh xảy ra, Bắc Giang xác định thực hiện một số nhiệm vụ mang tính quyết định đến sự thành công của vụ vải.

Tập trung kiểm soát dịch bệnh Covid-19

Quyết liệt thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm thực hiện kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến ngày 17/5/2021 cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trên địa bàn.

Thần tốc truy vết, lấy mẫu xét nghiệm để kiểm soát nhanh nguồn lây bệnh trong cộng đồng; phấn đấu đến hết ngày 17/5/2021 lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ công nhân tại các doanh nghiệp có F0, F1 và có nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh trong các khu công nghiệp. Đảm bảo không xuất hiện các ca mắc mới ở ngoài các khu cách ly tập trung và cách ly y tế.

Thực hiện nghiêm việc cách ly, các đối tượng F1, cách ly tập trung tại các trung tâm; thực hiện quản lý chặt chẽ cách ly tại gia đình các đối tượng F2, F3. Áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Bảo vệ vùng sản xuất vải thiều an toàn dịch bệnh Covid-19

Bắc Giang xác định sẽ bảo vệ vùng sản xuất vải thiều an toàn dịch bệnh Covid-19. Các vùng sản xuất vải thiều tập trung như: Lục Ngạn, Tân Yên sạch bệnh Covid-19 đảm bảo không ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ vải thiều.

Lập các chốt kiểm tra y tế trên các tuyến đường trục chính vào các vùng sản xuất vải thiều tập trung, bao gồm: Kiểm tra, khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt, phun khử khuẩn toàn bộ phương tiện ra vào vùng trồng vải thiều, xong trước ngày 15/5/2021.

Đưa cách ly tập trung tại tỉnh các đối tượng F1 để đảm bảo tại huyện Lục Ngạn không có đối tượng F1. Tiến hành lập danh sách và kiểm tra y tế đối với tất cả các mã số vùng trồng vải, các trang trại, các Tổ hợp tác và Hợp tác xã trồng vải phải đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19, xong trước ngày 20/5/2021.

Lập danh sách và kiểm tra y tế đối với các cơ sở đóng gói, sơ chế vải thiều trên địa bàn đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19, từ ngày 20/5 đến ngày 05/6/2021.

Lập danh sách và kiểm tra y tế đối với các lái xe và phương tiện tham gia vận chuyển tiêu thụ vải thiều trên địa bàn đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19, lấy mẫu xét nghiệm cho các lái xe, khi có kết quả âm tính với Covid-19, cấp giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền và cho lưu hành, thời gian từ ngày 20/5/2021.

Lấy mẫu xét nghiệm với các nhân công lao động từ các địa phương khác đến tham gia thu hái vải thiều, đóng gói, vận chuyển vải thiều đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19.

Đẩy mạnh chỉ đạo sản xuất vải thiều đảm bảo chất lượng

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các mã số vùng trồng, các tổ hợp tác, hợp tác xã trồng vải trên địa bàn các biện pháp phòng dịch bệnh và sản xuất vải an toàn. Chỉ đạo sản xuất vải thiều đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của các thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu mới như Nhật Bản, Mỹ, EU. Tiến hành giám sát chặt chẽ vùng sản xuất, đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV, phân bón đảm bảo theo yêu cầu của các thị trường.

Phân tích dư lượng thuốc BVTV trước khi xuất khẩu, nhằm đảm bảo tất các lô quả vải xuất khẩu đều đảm bảo dư lượng thuốc BVTV theo quy định. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tiêu thụ vải thiều được thuận lợi, trong đó, quan tâm các điều kiện để xuất khẩu vải thiều như: Mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, cơ sở sơ chế, xông hơi khử trùng, tem nhãn, bao bì sản phẩm, công tác kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu.

Đồng thời, mời gọi các doanh nghiệp, thương nhân vào liên kết, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm vải thiều, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai sản xuất và tiêu thụ vải thiều. Tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp nhất là phân bón, thuốc BVTV đảm bảo chất lượng và sử dụng đúng quy định.

Lập hồ sơ xác nhận sản xuất an toàn dịch Covid-19

Việc làm này sẽ chứng minh các lô vải thiều xuất đi các thị trường trong và ngoài nước đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19; các mã vùng sản xuất vải an toàn dịch bệnh Covid-19; người sản xuất, người thu hái, cơ sở đóng gói, người và phương tiện vận chuyển được kiểm soát đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19.

Đối với các mã số vùng trồng, trang trại, hộ sản xuất vải thiều phải có xác nhận của huyện về diện tích vải sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, sản xuất hữu cơ...; các mã vùng trồng được xác nhận thu hoạch từ các vùng an toàn dịch bệnh.

Với các cơ sở đóng gói trên địa bàn có xác nhận cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quả vải đưa vào sơ chế, đóng gói phải có xác nhận vải an toàn, có nguồn gốc được thu hái từ các mã số vùng trồng; có xác nhận cơ sở an toàn đối với dịch bệnh Covid-19.

Đối với các phương tiện tham gia vận chuyển quả vải thiều đi tiêu thụ phải có xác nhận: Người và phương tiện đã được kiểm tra an toàn dịch bệnh; phương tiện và hàng hóa đi từ vùng an toàn dịch bệnh; toàn bộ phương tiện và hàng hóa đã được phun khử khuẩn theo quy định.

Về lực lượng lao động thu hoạch vải Bắc Giang sẽ huy động đủ nguồn nhân lực đảm bảo thu hoạch, sơ chế, đóng gói kịp thời để tiêu thụ vải thiều. Đồng thời, huy động lực lượng quân đội đóng quân trên địa bàn giúp các địa phương thu hái, vận chuyển vải thiều kịp thời vụ thu hoạch.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tỉnh Bắc Giang đã chủ động, linh hoạt xây dựng các kịch bản thích ứng với diễn biến mới của dịch. Việc làm này sẽ giúp chính quyền các cấp, người trồng, lực lượng thu mua, vận chuyển đến sơ chế, chế biến xuất khẩu… chủ động xây dụng được kế hoạch của mình để quả vải tiêu thụ được thuận lợi, hiệu quả nhất mà vẫn thực hiện tốt công tác phòng dịch. Qua đây cho thấy cách làm bài bản, chuyên nghiệp của tỉnh Bắc Giang trong sản xuất, tiêu thụ nông sản trong tình hình khó.

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQCP ngày 29/5/2020 của Chính phủ) 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top