Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 8 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 10 tháng 5 năm 2021 | 20:49

Bắc Giang: Mời được 5 doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang, cơ quan này đã mời gọi được 5 doanh nghiệp tham gia thu mua và xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản.

 Năm 2021, có 5 doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản.

 

Các doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam, Công ty TNHH Sản xuất thương mại và dịch vụ Rồng Đỏ, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu, Công ty Bamboo.

Trao đổi với phóng viên, bà Ngô Tường Vy, Phó giám đốc Công ty TNHH XNK trái cây Chánh Thu (Chợ Lách - Bến Tre), cho biết, Công ty đã triển khai về vùng nguyên liệu, công tác chuẩn bị về sơ chế, đóng gói đến nay đã chuẩn bị song hết. Ước tính sẽ xuất khẩu sang Nhật khoảng 200 tấn, đi Mỹ khoảng 300 tấn, Châu Âu từ 200-3.000 tấn.

Vụ sản xuất năm 2021, diện tích vải thiều của tỉnh Bắc Giang dự kiến đạt khoảng 28.000 ha. Sản lượng ước đạt khoảng 185.000 tấn, trong đó diện tích vải thiều sớm khoảng 6.000 ha, sản lượng khoảng 40.000 tấn, vải thiều chính vụ khoảng 22.500 ha, sản lượng 110.000 tấn.

Được biết, đối với thị trường Nhật Bản, năm nay toàn tỉnh có 30 mã số vùng trồng vải thiều để xuất sang với diện tích gần 220 ha, 260 hộ dân tham gia, sản lượng ước khoảng 1.800 tấn. Diện tích này tập trung tại các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Tân Yên. 218ha xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu (EU) với 18 mã vùng và 15.867ha xuất khẩu sang Trung Quốc gồm 149 mã vùng.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn văn Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang, cho biết, Bộ Công an đã đồng ý cho 164 thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam (đợt 1) đến tỉnh Bắc Giang khảo sát, đàm phán và thu mua vải thiều Lục Ngạn. Tỉnh đã có văn bản đề nghị Thủ tướng cho phép 164 thương nhân này được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Khi các thương nhân nhập cảnh vào Việt Nam phải thực hiện các biện pháp cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19 bảo đảm đúng quy định.

Trước đó, vào tháng 3/2021, Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản đã cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với Vải thiều Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang tại Nhật Bản. Đây là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được cấp Bằng chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Trước đó, vải thiều Lục Ngạn cũng đa được bảo hộ thành công nhãn hiệu tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Australia, Lào, Camphuchia và được tiêu thụ nhiều nước trên thế giới.

Trong lúc dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp việc tỉnh Bắc Giang mời doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu vải đi Nhật là một cách để giảm tải sản lượng tiêu thụ trong nước và các thị trường khác. Đặc biệt, qua việc xuất khẩu sẽ nâng cao giá trị, thương hiệu quả vải thiều.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top