Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 7 tháng 6 năm 2019 | 16:59

Người Hà Nội được ăn vải thiều Lục Ngạn loại 1 với giá 60.000 đồng/kg

Từ ngày 7-16/6, người dân Hà Nội có cơ hội được ăn vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) loại 1, trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, với giá 60.000 đồng/kg.

20190607_1436461.jpg

 20190607_143026.jpg

Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) loại 1, trồng theo tiêu chuẩn VietGAP bán với giá 60.000 đồng/kg.

Chiều 7/6, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội), UBND huyện Lục Ngạn, (Bắc Giang) phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức Tuần lễ Vải thiều và Diễn đàn kết nối sản xuất, tiêu thụ vải thiều, các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn tại Hà Nội năm 2019.

screenshot_20190607-143619_zalo.jpg

  Người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc.

Tham gia có 15 gian hàng trưng bày của các đơn vị của ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn; các HTX, nhóm hộ nông dân sản xuất vải thiều xuất sắc; các đơn vị chế biến, thương mại... về mặt hàng vải thiều.

Các sản phẩm tham dự Tuần lễ là những loại vải thiều chất lượng cao, được các HTX, hộ nông dân tại Lục Ngạn sản xuất theo tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP, được lựa chọn, đóng gói chuẩn hóa, có tem nhãn truy xuất nguồn gốc.

 20190607_152825.jpgÔng Dương Văn Thái, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang (người áo trắng) thăm, giới thiệu các sản phẩm tại Tuần lễ.

 

Bên cạnh vải thiều tươi, huyện Lục Ngạn cũng mang đến nhiều sản phẩm đặc trưng như mỳ gạo Chũ, mật ong, phần hoa, giấm vải thiều, vải thiều sấy khô...

Được biết, toàn bộ vải giới thiệu bán tại 489 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy (Hà Nội) đều là vải thiều loại 1, trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Vải cắt cuống, đóng hộp bán với giá 70.000 đồng/kg; vải bó còn cuống 60.000 đồng/kg.

20190607_152038.jpg

Tại Tuần lễ, diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận, biên bản ghi nhớ, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm vải thiều Lục Ngạn mùa vụ 2019.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top