Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 24 tháng 6 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 23 tháng 7 năm 2016 | 8:55

Liên kết là yếu tố quyết định để phát triển nông nghiệp

Ngày 22-7, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra chương trình “Vì sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam” với sự tham dự của hơn 100 doanh nghiệp và 150 chủ trang trại, nông dân sản xuất giỏi trên toàn quốc.

Đây là chương trình thường niên, do Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam, Cục Công tác phía Nam – Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức.

Phát biểu tại chương trình, ông Lê Duy Minh, Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh: Chương trình thường niên “Vì sự phát triển Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn Việt Nam” lần thứ 6 với chủ đề “Liên kết để Hội nhập và phát triển bền vững” có ý nghĩa thiết thực đối với các doanh nghiệp và nông dân, nhằm tạo điều kiện cho các địa phương, doanh nghiệp, Hội Nông dân các cấp và cán bộ, Hội viên nông dân, trang trại, HTX và doanh nghiệp có cơ hội giao lưu kinh tế, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, quảng bá thương hiệu, hợp tác đầu tư, thiết bị công nghệ mới phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn; đồng thời tôn vinh doanh nghiệp và nông dân tiêu biểu làm kinh tế giỏi, có những sáng tạo và đóng góp thiết thực vì sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Các đại biểu thảo luận tại chương trình “Vì sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ 6 năm 2016”

Theo TS. Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, trong năm 2015 và đầu năm 2016, do tình hình thời tiết và thị trường, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta như: Cá tra, cà phê, cao su, lúa gạo đều gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, nước ta đang đàm phán 7 Hiệp định thương mại tự do với các đối tác đa phương, khu vực và song phương về lĩnh vực nông nghiệp. Theo tiến trình đàm phán và ký kết, đến trước năm 2020, nước ta sẽ bước vào những “sân chơi chung” với hàng chục nước có nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới.

Theo cam kết, đến năm 2018 về cơ bản trong 10 nước ASEAN, mức thuế suất các loại nông sản sẽ bằng 0%, một số mặt hàng còn thuế cũng chỉ khoảng 5%. Đây là một thách thức lớn nhưng kèm theo cũng là cơ hội nếu xác định chiến lược dài hạn và bài bản. Ngành nông nghiệp vẫn có thể giữ vai trò trụ cột của nền kinh tế khi các doanh nghiệp và nông dân biết liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có hiệu quả.

Một trong các chủ đề nổi cộm hiện nay là sự lỏng lẻo trong mối liên kết giữa doanh nghiệp (DN) và nông dân, đang làm suy yếu đi tính phát triển bền vững của nông nghiệp. Sự đầu tư ban đầu của doanh nghiệp hỗ trợ người nông dân nhận được sự phủi tay không bán nông sản thu hoạch khi giá cả thay đổi khiến DN thiệt hại nặng. Ở góc độ ngược lại, có những DN tìm cách ép giá để mua rẻ của người nông dân. Những cam kết không có chế tài và những giao dịch nằm ngoài cam kết cộng với sự can thiệp bởi các thương lái từ các địa phương khác và thậm chí từ nước ngoài đang de doạ môi trường làm ăn của nông dân, trang trại và DN địa phương.  

GS.TS. Võ Tòng Xuân cho rằng, nhìn lại gần 3 năm thực hiện Quyết định số 62/2013, ngày 25/10/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, việc liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Một số tỉnh, thành phố được xem là “điểm sáng” của sự liên kết như: TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Long An… cũng chỉ có một bộ phận nhỏ người nông dân được bao tiêu sản phẩm đầu ra. “Việc liên kết giữa các DN với người nông dân là rất cần thiết, bởi bên cạnh việc DN là đầu ra tiêu thụ nông sản cho nông dân thì DN cũng chính là người đưa ra các điều kiện sản xuất để người nông dân tiếp cận với khoa học công nghệ để sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường mà DN yêu cầu”, GS.TS. Võ Tòng Xuân cho biết.

Tôn vinh các “sản phẩm nông nghiệp triển vọng TPP” và trao tặng “Bàn tay Vàng Nông nghiệp Việt Nam” năm 2016 cho các tập thể, cá nhân

Đại diện các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu nông sản cho biết, khó khăn nhất trong việc liên kết với người nông dân hiện nay là thói quen sản xuất theo kiển truyền thống, mang nặng tính tự phát và nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, do trình độ hạn chế nên người nông dân không mạnh dạn ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong khi đó, hoạt động của Hội nông dân các cấp chưa mang lại hiệu quả thiết thực, chủ yếu vẫn là hoạt động phong trào, hình thức. Muốn liên kết hiệu quả, cần phát huy hơn nữa vai trò của tín dụng trong hỗ trợ doanh nghiệp. Ông Hoàng Mạnh Cường, Giám đốc Công ty TNHH MTV Kiên Cường cho biết: “Chính quyền địa phương nói chung, Hội Nông dân, Hội Làm vườn nói riêng phải tổ chức thực hiện nhiệm vụ làm cầu nối để người nông dân liên kết với doanh nghiệp một cách hiệu quả quả hơn. Chúng ta không thể dừng lại ở việc hô hào khẩu hiệu, những phong trào hay những đợt vận động nữa. Mỗi người, mỗi cơ quan làm nhiệm vụ này phải coi mình là người trong cuộc và xác định mình có trách nhiệm trong đó”.

Đồng tình với quan điểm trên, bà Bùi Thị Quy, Chủ tịch HĐQT - kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Rượu Vạn Phát cho rằng, việc các DN gắn kết với nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản là hết sức quan trọng. Theo bà Quy, nếu các DN tạo được mối liên kết bền chặt với nông dân và ngược lại thì sẽ không có chuyện nông dân hay DN bẻ kèo trong thu mua và tiêu thụ nông sản, từ đó sẽ làm giảm “điệp khúc” được mùa rớt giá như hiện nay.

Chương trình cũng đã tôn vinh các “sản phẩm nông nghiệp triển vọng TPP” và trao tặng “Bàn tay Vàng Nông nghiệp Việt Nam” năm 2016 cho các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực, sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp thời gian qua.

Quang Minh

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Chương trình OCOP, lực đẩy phát triển kinh tế nông thôn

    Chương trình OCOP, lực đẩy phát triển kinh tế nông thôn

    Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có nhiều tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông thôn.

  • Báo chí với công tác giảm nghèo bền vững ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị

    Báo chí với công tác giảm nghèo bền vững ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị

    Giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Để hoàn thành mục tiêu, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc đồng bộ, báo chí đã có đóng góp không nhỏ, nhất là với nhiệm vụ và vai trò của mình, làm thay đổi nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo bền vững, trong đó có hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị.

  • Báo chí góp phần xây dựng thành công NTM ở Quảng Trị

    Báo chí góp phần xây dựng thành công NTM ở Quảng Trị

    Cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân, với những bài viết sâu sắc, có ý nghĩa và sức lan tỏa tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực, báo chí đã góp phần không nhỏ vào công cuộc chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Quảng Trị.

Top