Rời bỏ cây súng, trở về với cuộc sống đời thường, với phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, ông Hồ Văn Thắng (68 tuổi), ngụ xã Tạ An Khương Nam (Đầm Dơi - Cà Mau) đã thành công với mô hình “3 kết hợp”, thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm.
Nhiều năm nay, người dân ở ấp Tân An Ninh A, xã Tạ An Khương Nam và các địa phương lân cận thường hay lui tới nhà ông Thắng để tham quan mô hình “3 kết hợp”: trồng cây trái, nuôi gà, nuôi cá nước ngọt. Mô hình này mang lại cho gia đình ông trên 300 triệu đồng/năm.
Ông Thắng cho biết: “Hiện tôi trồng dừa xiêm lùn rất hiệu quả. Mỗi năm, thu hoạch trái từ loại cây này bán được trên 100 triệu đồng. Thấy tôi trồng cây trĩu quả, nuôi cá nhanh lớn, bà con hàng xóm tìm đến học hỏi kinh nghiệm rồi về áp dụng”.
Nói về bí quyết trong việc thực hiện hiệu quả mô hình kết hợp cho lợi nhuận “khủng” này, ông Thắng cười hiền: Có bí quyết gì đâu, tôi cũng học hỏi từ các phương tiện thông tin, báo, đài, rồi áp dụng. Tận dụng 5 công (1 công = 1.000m2) đất vườn để trồng dừa, mít, thanh long… kết hợp nuôi gà để tăng thu nhập cho gia đình và đào ao nuôi cá thêm .
Phân gà được ông Thắng tận dụng ủ làm phân vi sinh, dùng để bón cho cây trồng. Nhờ cách làm sáng tạo, hàng trăm gốc cây ăn trái của gia đình ông Thắng luôn xanh tốt và trĩu quả. Các ao xung quanh nhà ông thả nhiều loại cá như: lóc, điêu hồng, sặt, trê phi, cá tra… Mỗi loại cá ông thả riêng một ao.
Theo ông Thắng, nếu thả nhiều loại cá chung một ao sẽ bị hao hụt, có khi chúng ăn thịt lẫn nhau nên sản lượng đạt không cao.
“Trung bình mỗi ao đến khi thu hoạch tôi bán được khoảng 15-17 triệu đồng. Thức ăn chủ yếu cho cá là từ nguồn cá phi sẵn có dưới vuông tôm. Nuôi cá chẳng cực khổ gì, trái lại khi nhìn chúng ăn còn thấy vui”, ông Thắng tâm sự.
Theo chia sẻ của ông Thắng, hiện ông có 3,6ha nuôi tôm, cua quảng canh kết hợp, cho thu nhập trên 400 triệu đồng/năm; 100 gốc dừa xiêm lùn, 60 gốc thanh long, 20 gốc mít và 7 ao cá nước ngọt mang về thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm.
Nhờ biết tận dụng diện tích đất của gia đình và quyết không để đất trống, ông Thắng đã có cách làm hay, mang lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ làm giàu cho gia đình, nuôi 5 người con ăn học, trưởng thành, có việc làm ổn định, mà còn góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
Phó chủ tịch UBND xã Tạ An Khương Nam Nguyễn Thanh Liêm đánh giá: “Mô hình của ông Thắng rất hiệu quả. Địa phương thường lấy mô hình này giới thiệu cho người dân học tập và nhân rộng”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…