Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 10 tháng 6 năm 2017 | 10:25

Mất mùa, giá vải thiều cao kỷ lục

Theo chị Hồng, năm nay sản lượng vải thiều nhà chị ước tính khoảng 10 tấn quả tươi, tương đương với vụ vải thiều năm 2016, chất lượng, mẫu mã đều giữ được ở mức như năm trước. Với giá bán trung bình hiện nay khoảng 30 - 35 nghìn đồng/kg, gia đình chị gần như nắm chắc số tiền khoảng 300 triệu đồng tiền bán vải. Chưa kể, vào thời điểm cuối vụ, vải thiều thường được giá hơn thì có thể doanh thu từ bán vải còn cao hơn nữa.

Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) năm nay dự kiến chỉ đạt sản lượng bằng 70% so với niên vụ 2016. Giá bán vải thiều bình quân hiện nay đạt từ 20.000 - 45.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 10.000 đồng/kg so với năm 2016.

Một vườn thu khoảng 300 triệu đồng

Đi thăm vườn vải thiều nhà chị Nguyễn Thị Hồng (thôn Kép 1, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn), du khách không khỏi ngạc nhiên bởi hầu như 100% cây vải thiều trong vườn đều lúc lỉu quả. Trong khi xung quanh nhà chị, các vườn đều mất trắng.

Nhiều gia đình ở Lục Ngạn thắng lớn trong vụ vải thiều 2017 nhờ chú ý chăm sóc vải thiều.

Cũng theo chị Hồng, trong nhiều năm nay, vườn vải thiều của gia đình chị luôn được mùa. “Quan trọng nhất là phải quan tâm đến những diễn biến bất thường của thời tiết để có những biện pháp kịp thời xử lý đất đai, rễ cây, lộc lá… Tất cả những vấn đề này đều là kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn trồng vải thiều gần 20 năm của gia đình. Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ cho bất kỳ ai đến học tập kinh nghiệm nhưng không phải ai cũng làm theo”, chị Hồng tâm sự.

Theo ông Bùi Huy Tình, Chủ tịch UBND xã Hồng Giang, đây là địa phương có nhiều vườn vải được trồng theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap nhất của huyện Lục Ngạn. Tuy nhiên, Hồng Giang vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của thời tiết kéo theo sản lượng vải thiều sụt giảm, ước tính chỉ đạt hơn 1.000 tấn, bằng 25% so với năm trước.

Mở rộng các thị trường truyền thống

Tuy sản lượng giảm nhưng xác định tiêu thụ là yếu tố tiên quyết để đồng hành cùng người nông dân trong nâng cao giá trị vải thiều, công tác xúc tiến thương mại cho quả vải thiều được tỉnh Bắc Giang khá chú trọng. Nhiều đoàn xúc tiến thương mại của Bắc Giang đã tiến hành các cuộc gặp song phương, đa phương với chính quyền các địa phương, các cơ quan chức năng và đối tác nhằm mở rộng đầu ra cho vải thiều.

Đặc biệt trong ngày 8/6, UBND tỉnh Bắc Giang và thị trấn Bằng Tường (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) tiếp tục tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều ngay tại Bằng Tường, qua đó hai bên thống nhất tạo điều kiện thuận lợi nhất cho vải thiều thông quan và thâm nhập thị trường Quảng Tây, Trung Quốc.

Theo khảo sát, vải thiều Lục Ngạn được người dân nơi đây đón nhận khá nồng nhiệt. Nhiều người đánh giá vải thiều Lục Ngạn có vị ngọt đặc trưng, hương vị thơm ngon, mẫu mã đẹp. Hiện nay mức giá bán lẻ vải thiều tại các chợ Bằng Tường đạt khoảng 70.000 đồng/kg.

Ông Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: Đối với thị trường xuất khẩu, Bắc Giang vẫn duy trì xuất khẩu cả quả vải tươi và vải thiều chế biến. Trong đó, thị trường Trung Quốc vẫn được xác định là thị trường truyền thống với phần lớn sản phẩm vải thiều tươi xuất khẩu tiêu thụ ở thị trường này.

Dự kiến, sẽ có khoảng 40 nghìn tấn vải thiều tươi được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, tương đương với khoảng 80% sản lượng vải thiều xuất khẩu năm nay. Bên cạnh đó, Bắc Giang sẽ tiếp tục mở rộng sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Hiện đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký thu mua để đưa vào các thị trường này.

Đối với thị trường nội địa, Bắc Giang xác định thành phố Hà Nội, TP.  HCM và các tỉnh lân cận là thị trường quan trọng. Đến nay, vải thiều Lục Ngạn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap được kết nối tiêu thụ ngay từ đầu vụ trong hệ thống phân phối bán lẻ tại các siêu thị lớn như: Metro, Co.opmart, Hapro, Big C, các chợ đầu mối hoa quả ở Hà Nội và TP. HCM.

Bên cạnh đó, Bắc Giang tiếp tục khơi thông, mở rộng, phát triển các thị trường mới có tiềm năng ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

 

Sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang năm 2017 ước tính đạt khoảng 100 nghìn tấn, bằng khoảng 70% so với năm 2016. Thời gian thu hoạch vải thiều sớm bắt đầu từ ngày 20/5, vải thiều chính vụ dự kiến từ ngày 15/6 đến 15/7.
 
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top