Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 22 tháng 3 năm 2016 | 10:25

"Méo mặt" vì... trúng mùa

Giá giảm 50%
Nhìn ruộng muối trắng tinh cùng những tu muối lớn ngoài đồng, ông Nguyễn Văn Thống, Giám đốc HTX muối Trường Sơn (xã Vĩnh Thịnh, H.Hòa Bình, Bạc Liêu), lắc đầu ngán ngẩm, vì thu hoạch được nhiều nhưng không biết bán cho ai.
 
Diêm dân Bạc Liêu lại thêm một mùa vụ khốn khó - Ảnh: Trần Thanh Phong

Theo ông Thống, năm 2016, HTX với 14 xã viên sản xuất 100 ha muối, trong đó có 30 ha muối trắng. Vào vụ thu hoạch, đa số bà con xã viên đều phấn khởi vì nắng nóng kéo dài làm muối kết tinh nhanh, chỉ từ 15 - 20 ngày là thu một đợt. Ông Thống cho biết: “Hiện HTX đã thu hoạch được hơn 2.600 tấn, dự kiến đến cuối vụ tổng sản lượng sẽ trên 10.000 tấn muối, tăng gấp đôi so với năm trước. Niềm vui trúng mùa chưa được bao lâu thì bây giờ phải đối diện với tình trạng rớt giá. So với năm 2015, hiện muối trắng bán cho thương lái chỉ còn 500 - 600 đồng/kg (giảm 900 đồng/kg); muối đen từ 300 - 400 đồng/kg (giảm 400 đồng/kg)”.

 
 
'Méo mặt' vì... trúng mùa - ảnh 1
Với giá muối như hiện nay, hầu hết người làm muối đều thua lỗ nặng, nhiều người phải ôm nợ do đã vay mượn của người thân, ngân hàng để đầu tư sản xuất
'Méo mặt' vì... trúng mùa - ảnh 2
 
Ông Nguyễn Văn Thống - Giám đốc HTX muối Trường Sơn
 
Theo tính toán của ông Thống, khi sản xuất muối trắng, người dân phải đầu tư khoảng 60 triệu đồng/1.000 m2 để lót bạt, chưa kể chi phí xăng dầu bơm nước mặn vào ruộng muối, thuê mướn công nhân làm bờ bao, san bằng mặt ruộng… và đến khi thu hoạch còn phải thuê công nhân cào, vác muối lên tu với giá 5.000 đồng/giạ (30 kg).
 
“Với giá muối như hiện nay, hầu hết người làm muối đều thua lỗ nặng, nhiều người phải ôm nợ do đã vay mượn của người thân, ngân hàng để đầu tư sản xuất. Ngoài ra, các hộ có ruộng muối cách xa tuyến kênh thủy lợi thì thương lái không mua dẫn đến nguy cơ tồn đọng muối trong dân”, ông Thống nói.
 
Tồn đọng hàng ngàn tấn muối
 
Ông Nguyễn Văn Phước (ngụ ấp Bờ Cảng, xã Điền Hải, H.Đông Hải, Bạc Liêu) than thở: “Sau nhiều ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, cật lực lao động, vậy mà đến lúc thu hoạch được sản lượng muối lớn lại chưa biết bán cho ai. Đây là năm thứ tư liên tiếp diêm dân phải chịu cảnh được mùa mất giá”. Ông Phước cho biết hơn 20 năm gắn bó với nghề làm muối, chưa năm nào giá muối lại rớt thê thảm như năm nay. Hiện tại, hàng chục tấn muối của gia đình ông đành để đó vì thương lái không dòm tới.
 
Theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, năm 2016 toàn tỉnh có 2.455 ha muối, tập trung ở các xã Vĩnh Hậu, Vĩnh Thịnh (H.Hòa Bình); Long Điền Đông, Điền Hải (H.Đông Hải)... Đến nay, diêm dân đã thu hoạch gần 15.000 tấn muối, nhưng chỉ bán được khoảng 5.000 tấn, hơn 10.000 tấn còn lại vẫn chưa bán được. Nếu thời tiết tiếp tục thuận lợi, sản lượng muối thu được tại Bạc Liêu sẽ lên đến hơn 150.000 tấn, khi đó nếu thương lái mua cầm chừng hoặc không thu mua thì sản lượng muối tồn đọng trong dân được dự báo sẽ rất lớn.
 
Ông Nguyễn Trường Hận, Trưởng phòng NN-PTNT H.Đông Hải, cho biết năm nay do sản lượng muối thu hoạch lớn, trong khi nhu cầu của các doanh nghiệp, công ty chuyên chế biến muối ở Bạc Liêu hạn chế đã làm giá muối sụt giảm. Do đó, để nâng cao giá trị hạt muối, địa phương và người dân nên hợp tác, quy hoạch lại diện tích sản xuất muối theo hướng chuyên canh. Song song đó, tỉnh cần kêu gọi các nhà đầu tư chế biến muối xuất khẩu, đồng thời tìm kiếm thị trường để giúp tiêu thụ muối nhanh cho diêm dân.

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top