Sáng nay (17/5), đã diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ “Đồng hành cùng doanh nghiệp”.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trình bày báo cáo tổng hợp công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cho biết: Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sau một năm tích cực triển khai Nghị quyết 35/NQ-CP đã đạt được một số kết quả:
Nghị quyết đã góp phần tạo dựng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện những cam kết của Chính phủ đối với cộng đồng doanh nghiệp, truyền đi thông điệp mạnh mẽ về Chính phủ kiến tạo, phục vụ, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển; coi doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế. Sau gần một năm triển khai thực hiện, bộ máy công quyền đã có sự chuyển biến về tư tưởng, nhận thức với tinh thần phục vụ và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Ở cấp Trung ương, các Bộ, ngành đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc và chỉ đạo, đôn đốc triển khai Nghị quyết. Người đứng đầu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ đã có sự chỉ đạo quyết liệt trong triển khai Nghị quyết 35; kịp thời sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách với những nội dung tích cực hỗ trợ doanh nghiệp như Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng…
Ở cấp địa phương, UBND các tỉnh, thành phố tích cực triển khai, có nhiều sáng kiến hay trong tổ chức đối thoại doanh nghiệp để nắm bắt tình hình, giải quyết khó khăn, kiến nghị của doanh nghiệp; thực hiện nghiêm túc các quy định về đất đai, xây dựng, môi trường, đăng ký kinh doanh, đầu tư và các thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Với sự nỗ lực, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP cùng hàng loạt các giải pháp đồng bộ khác, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam thời gian qua đã được cải thiện đáng kể, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới năm 2016, Việt Nam đứng thứ 82/190 quốc gia, tăng 9 bậc về chỉ số môi trường kinh doanh (từ vị trí 91/189 lên 82/190) với 5 chỉ số tăng hạng. Theo khảo sát của Jetro, Việt Nam tiếp tục là địa điểm đầu tư quan trọng của doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, trên 66% doanh nghiệp có xu hướng “mở rộng hoạt động kinh doanh” tại Việt Nam. Đây là tỉ lệ cao so với các quốc gia khác. AmCham đánh giá Việt Nam nổi bật với việc cải thiện lớn về môi trường kinh doanh, có 36% doanh nghiệp Mỹ được khảo sát dự định mở rộng kinh doanh tại Việt Nam (so với 48% ở Indonesia, 21% ở Thái Lan, 19% của Malaysia). Khảo sát của EuroCham Quý IV/2016 cũng cho thấy, các doanh nghiệp châu Âu đánh giá tốt về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam….
6 nhóm giải pháp cơ bản
Nhấn mạnh những kết quả đã đạt được, Báo cáo cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.
Cụ thể là, vẫn còn những quy định pháp luật, cơ chế chính sách chưa thực sự tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, làm phát sinh những thủ tục không cần thiết, không hơp lý , tiếp tục gây khó khăn cho việc thực hiện như: thủ tục thỏa thuận ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất; việc không hình sự hóa quan hệ kinh tế dặn còn chưa được cụ thể dẫn đến nhiều địa phương chưa triển khai; một số cán bộ, công chức còn nhũng nhiễu tiêu cực, chưa có cơ chế thực hiện hiệu quả để kiểm tra, giám sát; công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán còn chồng chéo, kéo dài gây khó khăn cho doanh nghiệp. Điển hình có doanh nghiệp ở Đồng Nai trong 1 tháng bị thanh kiểm tra 3 lần, có doanh nghiệp ở địa phương khác bị thanh tra 12 lần/năm; việc tiếp cận các nguồn lực của doanh nghiệp, nhất là DNNVV còn hạn chế, trong đó thủ tục cho vay phức tạp, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng; thủ tục hành chính về đất đai còn rườm rà; việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị của doanh nghiệp ở một số bộ ngành, địa phương còn chậm, chưa thực sự cầu thị, chưa đáp ứng yêu cầu kiến tạo phát triển theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp còn hạn chế...
Chỉ ra những nguyên nhân, trong đó nhấn mạnh các nguyên nhân chủ quan, báo cáo nêu rõ 6 nhóm định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới để hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp:
Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách, triển khai hiệu quả các Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp tư nhân. Tập trung rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo đột phá trong thể chế về đầu tư kinh doanh, đất đai, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp.
Tăng cường thực thi thể chế, pháp luật: Các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị tập trung nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, cơ chế chính sách; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với trách nhiệm của người đứng đầu và trách nhiệm giải trình. Đối với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, đề nghị chú trọng đổi mới quản trị doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, liêm chính trong kinh doanh; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân, cạnh tranh lành mạnh và phát huy trách nhiệm xã hội.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện "Chung tay cải cách thủ tục hành chính". Người đứng đầu các ngành các cấp cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, quan tâm sâu sát, chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính; phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương, nhất là trong giải quyết thủ tục hành chính; kiên quyết loại bỏ “lợi ích nhóm” để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, người dân: các Bộ ngành, địa phương tập trung làm tốt việc tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, người dân theo phân cấp quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra thực hiện và đối thoại với người dân, doanh nghiệp.
Đẩy nhanh xây dựng Chính phủ điện tử: Các Bộ ngành, địa phương tập trung triển khai các nhiệm vụ giao tại Nghị quyết 36a; khẩn trương hoàn thành việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo Danh mục được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Đẩy mạnh hoạt động của Tổ công tác theo dõi kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao: Yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ được giao. Tổ công tác kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc, nhất là về cơ chế chính sách và thực thi.
D.Thanh
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…