Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 4 tháng 3 năm 2017 | 4:33

Một giải pháp giảm nhập khẩu TĂCN: Phát triển cây vụ đông

KTNT - Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng hàng năm vẫn phải bỏ ra khoảng 3,4 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Điều này là quá vô lý. Để hạn chế tình trạng này, việc phát triển các cây vụ đông như ngô, đậu tương là giải pháp cần được xem xét thấu đáo.

Hàng năm, Việt Nam phải bỏ ra khoảng 3,4 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu làm TĂCN. 

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2016, Việt Nam đã chi khoảng 3,4 tỷ USD nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ các thị trường: Achentina, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan... tăng 2,08% so với năm 2015.

Chỉ trong tháng 2/2017, nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu ước đạt 342 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này 2 tháng đầu năm 2017 lên 602 triệu USD, tăng 46,1% so với cùng kỳ năm 2016. Nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu dùng làm TĂCN gồm: lúa mì (364.000 tấn, 72 triệu USD), đậu tương (46.000 tấn, 20 triệu USD), ngô (587.000 tấn, 121 triệu USD), sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu (453.000 tấn, 104 triệu USD).

Nhập khẩu lượng nguyên liệu TĂCN tương đối lớn nhưng nghịch lý là, chính sách để phát triển các loại cây làm nguyên liệu TĂCN của chúng ta lại chưa đến đầu đến đũa. Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, ông Lê Bá Lịch, phân tích, Việt Nam không có thế mạnh về phát triển cây họ Đậu nói chung và đậu tương nói riêng. Trước đây, Việt Nam có 200.000ha trồng đậu tương nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 120.000ha, năng suất thấp, chỉ đạt 1,5 tấn/ha. Nguyên nhân là do đất trồng ở Việt Nam được quay vòng liên tục, không có thời gian nghỉ để hấp thụ dinh dưỡng, thời gian trồng đậu tương chỉ có 3 tháng, trong khi các nước khác trồng đậu tương 5 tháng nên có năng suất cao hơn (3 tấn/ha). Ngoài ra, nhiều vùng ở Việt Nam bị sương muối ảnh hưởng tới năng suất đậu tương. Cây trồng biến đổi gen là một trong những giải pháp tốt, vì chống được sâu bệnh, đưa năng suất lên cao hơn, để giảm nhập khẩu nguyên liệu TĂCN.

Đối với cây ngô, hiện diện tích đạt khoảng 1,1 triệu hecta, năng suất 4,5 tấn/ha, bằng một nửa so với Hoa Kỳ. Nguyên nhân là do hệ thống thủy lợi chú trọng phục vụ cho lúa mà không chú ý tới ngô, nên ngô chủ yếu được tưới bằng nước trời! Giá ngô trong nước thậm chí cao hơn giá nhập khẩu nên các doanh nghiệp chả tội gì phải mua ngô từ các vùng trong nước để phải chịu thêm phí vận chuyển với giá cao.

Theo GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hiệp hội Giống cây trồng Việt Nam, chúng ta có những giống ngô cho năng suất 8 - 10 tấn/ha, nhưng khi sản xuất thực tế chỉ đạt 4,5 tấn/ha do không có nước tưới. Nếu có hệ thống thủy lợi tốt, tưới nước đầy đủ thì năng suất ngô sẽ tăng 20 - 30%. Hơn nữa, phần lớn ngô Việt Nam được trồng bằng thủ công, không cơ giới hóa. Nếu quy hoạch vùng trồng, cơ giới hóa toàn bộ, tưới nước tập trung thì năng suất sẽ tăng lên, giá thành sẽ giảm xuống.

Cây ngô, đậu tương, sắn... chỉ phát huy lợi thế với điều kiện sản xuất lớn, từ đó giảm giá thành. Nhưng, làm sao để thay đổi nhận thức về cây vụ đông của nông dân. Nếu tổ chức sản xuất tốt, đến năm 2020 Việt Nam có thể tự túc được 50% nguyên liệu TĂCN.

Để khuyến khích nông dân tập trung trồng ngô, hạn chế nhập khẩu TĂCN, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 915/QĐ - TTg ngày 27/5/2016 về chính sách hỗ trợ để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô tại vùng trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Bắt đầu từ vụ hè thu năm 2016 đến hết vụ đông xuân 2018 - 2019 cho phép tất cả các vùng trên được chuyển đổi đất lúa sang trồng ngô, hỗ trợ với mức 3 triệu đồng/ha.

Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã quy hoạch chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng ngô vùng miền núi phía Bắc giai đoạn 2016 - 2020. Tổng diện tích lúa quy hoạch chuyển đổi sang trồng ngô là 30.100ha, tập trung tại các tỉnh như: Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình và Thái Nguyên.

Vân Nhi

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top