Giá bán mủ cao su liên tục giảm mạnh trong những năm gần đây đã làm đảo lộn cuộc sống của nhiều nông dân xứ Thanh. Hàng trăm hecta cây cao su đã bị chặt phá, thay thế vào đó là những cây trồng có giá trị hơn.
>> Thanh Hóa: Cây cao su hết thời hoàng kim
Diện tích cao su bị thu hẹp
Năm 2014, giá mủ cao su trên thế giới giảm mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá mủ trong nước, đặc biệt là những hộ sinh sống nhờ vào cây cao su. Từ chỗ 18.000 đồng/kg, giá mủ có lúc xuống còn 7.000 đồng/kg khiến nhiều hộ đã chặt bỏ hàng loạt hecta cao su với tuổi đời từ 7 - 12 năm. Trong đó phải kể đến các xã ở huyện Như Thanh, Như Xuân và Thọ Xuân.
Ngôi nhà để các công nhân nghỉ ngơi khi cạo mủ, nay đã tan hoang không một bóng người.
Ông Hà Văn Dũng, thôn Tân Quang, xã Thanh Tân, huyện Như Thanh cho biết: “Gia đình tôi trồng 4ha cao su, nhưng khi giá mủ quá thấp, đất canh tác lại ít nên tôi đã chặt bỏ đi để trồng mía và trồng keo”.
Không chỉ riêng gia đình ông Dũng, giá mủ cao su giảm mạnh trong nhiều năm đã khiến hàng trăm hecta cao su trồng từ năm 1998 ở xã Thanh Tân bị chặt phá để nhường chỗ cho mía, sắn, keo... (trừ đồi cao su của Lâm trường Thanh Kỳ).
Giá mủ liên tục giảm mạnh khiến hàng loạt công ty thu mua cao su cũng buộc phải đóng cửa.
Nhiêu hộ dân chấp nhận nộp tiền phạt để chặt bỏ cao su trồng cây khác.
Ông Ngô Văn Long, nguyên Giám đốc Công ty Cao su Cà phê Thanh Kỳ cho biết: “Sau lần cao su giảm giá, nhiều hộ dân đã chặt bỏ để trồng cây khác. Vì không có nguyên liệu để sản xuất nên công ty buộc phải đóng cửa”.
Không đành lòng nhìn hàng chục hecta cao su đang mùa thu hoạch bị chặt phá, nhiều lãnh đạo đã đề xuất ý kiến để gìn giữ. Tuy nhiên các giải pháp đưa ra đều mang tính tạm thời.
Ông Hà Đức Toàn, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Tân cho biết: “Để có thể giữ lại cây cao su, chúng tôi đã khuyến khích tăng tiền chăm sóc cho bà con. Không những vậy, mỗi một đồng chí đảng viên phải nhận thầu hoặc trồng mới 1ha cao su. Tuy nhiên đấy chỉ là giải pháp tình thế, vì nhiều năm sau đó giá mủ vẫn không tăng, trong khi đất đai canh tác đã trồng hết cây cao su nên đành chấp nhận cho dân chặt bỏ”.
Trong khi giá mủ liên tiếp giảm, những đồi cao su chưa bị chặt phá cũng bị dân bỏ hoang, không chăm sóc nên sản lượng mủ kém.
Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Như Xuân, diện tích cây cao su bị thu hẹp từ 692,84ha năm 2013 xuống còn 139,5ha năm 2016.
Rừng cao su hóa đồi keo
Dọc theo tuyến đường Nghi Sơn – Bãi Trành từ xã Thanh Tân của huyện Như Thanh đến xã Bãi Trành huyện Như Xuân trước đây được xem là "thủ phủ" cao su nhưng giờ đây chỉ còn lác đác vài khóm cây ven đường, xen lẫn những đồi keo đang trong thời kỳ sinh trưởng.
Ông Vũ Văn Tin, thôn Tân Quang, xã Thanh Tân, cho biết: “Cách đây khoảng 5 năm, dọc theo tuyến đường này toàn là cao su độ tuổi khoảng 7- 10 năm. Tuy nhiên giá mủ cao su rẻ nên các hộ dân đã chặt phá”. Những đồi cao su còn lại cũng không được đầu tư chăm sóc như trước.
Khi diện tích cao su bị chặt phá nhiều, chính quyền đã có biện pháp yêu cầu tạm dừng không chặt phá. Thế nhưng một số người vẫn chấp nhận nộp phạt để phá bỏ trồng cây khác có năng suất hơn.
Những cành nhỏ được chặt buộc thành bó để bán củi.
Chặt bỏ cây cao su không chỉ đơn thuần là do giá mủ thấp mà một số hộ dân còn cho rằng công ty cao su không thu mua mủ nữa.
Việc đồng loạt phá bỏ cây cao su đồng loạt không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, mà còn tác động mạnh đến môi trường, khiến cho các khe suối gần đấy bị cạn hoặc mất nước hoàn toàn.
Để người dân an tâm công tác, giữ lại những đồi cao su cần phải có lộ trình và những giải pháp thiết thực vì cây cao su là cây trồng lâu năm, thu hoạch nhiều lần trong năm. Đề nghị các sở ban ngành tỉnh Thanh Hóa sớm đưa ra những giải pháp để cứu những đồi cao su.
Hà Khải - Xuân Sơn
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.