Hà Tĩnh còn hơn 9.000 ha lúa hè thu chưa thu hoạch. Trước diễn biến thời tiết có mưa lớn như hiện nay, bà con nông dân và các địa phương đang tập trung cao để thu hoạch và bảo toàn năng suất lúa.
Hiện nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh mới thu hoạch được hơn 80% diện tích, còn hơn 9 ngàn ha lúa chưa gặt. Thời tiết diễn biến bất lợi khiến mục tiêu đến ngày 10/9 thu hoạch xong toàn bộ diện tích lúa Hè Thu gặp nhiều khó khăn.
Mưa lớn khiến nhiều diện tích lúa bị ngã đổ
Mưa lớn dự báo còn kéo dài, nhưng vẫn còn hơn 12 sào lúa chưa gặt khiến ông Nguyễn Đình Tiến ở xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà đứng ngồi không yên. Lo lắng hơn khi nhiều diện tích lúa của gia đình ông bị đổ ngã, sau mưa lớn. Lo ngại ảnh hưởng của bão những ngày tới sẽ làm lúa tiếp tục ngã, ngập úng, giảm năng suất, ông Tiến đã ra đồng khơi thông dòng chảy, buộc dựng lúa thành từng khóm nhằm giảm thiệt hại.
Lo lắng của ông Tiến cũng là tâm lý chung của nông dân huyện Lộc Hà, vì hiện nay nhiều diện tích lúa Hè Thu chưa kịp thu hoạch, trong khi thời tiết dự báo đang diễn biến phức tạp. Theo chính quyền địa phương và ngành chuyên môn thì hiện nay toàn huyện mới chỉ thu hoạch được hơn 20% diện tích lúa Hè Thu, số còn lại vẫn chưa thể thu hoạch.
Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, đến nay toàn tỉnh mới chỉ thu hoạch được hơn 80% diện tích lúa hè thu, hiện còn hơn 9.000 hecta chưa thu hoạch, một số địa phương có tiến độ thu hoạch chậm như: Lộc Hà, Can Lộc, Hương Sơn, thành phố Hà Tĩnh. Mục tiêu hoàn thành thu hoạch lúa Hè Thu trước ngày 10/9 sẽ là điều khó thực hiện.
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh những ngày tới, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục có mưa lớn, có khả năng gây ngập úng cục bộ ở một số địa phương. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với người dân vào thời điểm này, bởi nếu không thu hoạch kịp thời, gặp mưa lũ gây ngập úng sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa, nhưng nếu thu hoạch thì lại gặp khó khăn trong việc bảo quản. Vì vậy, ngành chuyên môn, các địa phương cần có những giải pháp để hướng dẫn, hỗ trợ người dân có phương án thu hoạch hợp lý, nhất là việc tổ chức phơi sấy, bảo quản lúa trong điều kiện mưa lũ kéo dài.
Sở NN&PTNT Hà Tĩnh khuyến cáo, hiện nay, cơn bão CONSON đang có xu hướng mạnh dần lên và dự báo sẽ ảnh hưởng đến Hà Tĩnh, các địa phương và bà con nông dân không nên chủ quan, tập trung phương tiện thu hoạch nhanh lúa hè thu trước khi mưa bão xảy ra.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.