KTNT - Vườn cam Đường canh 5ha của gia đình chị Leo Thị Tư ở thôn Đồng Sung, xã Đông Hưng (Lục Nam - Bắc Giang) đã đến thời kỳ thu hoạch. Dự kiến, vụ cam năm nay, gia đình chị thu 1,6-1,7 tỷ đồng, trừ chi phí, lãi khoảng 1 tỷ đồng.
Được biết, gia đình chị Tư bắt đầu cải tạo, trồng cây ăn quả cách đây 3 năm. Trong đó có 5ha cam, còn lại là bưởi đào đường và chanh rừng. Nhằm nâng cao năng suất cho cây ăn quả, đồng thời giảm chi phí thuê nhân công, năm 2017, gia đình chị đã đầu tư hơn 400 triệu đồng để lắp đặt hệ thống tưới nước tự động của Israel, với hàng chục nghìn mét ống chạy đến từng gốc cam, bưởi. Hệ thống này được điều khiển từ xa, điều tiết nước tưới đến từng khu vực.
Ngoài việc tưới nước, hệ thống này còn được gia đình chị Tư dùng để cung cấp phân bón cho cây. Theo chị Tư, hiện 70% lượng phân bón cho cây ăn quả của gia đình được tiến hành thông qua hệ thống tự động nên việc chăm sóc cây trồng khá thuận tiện, nhanh chóng.
Kinh tế nông thôn xin giới thiệu những hình ảnh đẹp của vườn cây ăn quả này.
Chọn những gốc bưởi dại khỏe mạnh để ghép mắt cho cam.
Vụ cam năm nay, gia đình chị Tư thu 1,6-1,7 tỷ đồng, trừ chi phí, lãi khoảng 1 tỷ đồng.
Một số cây có thế đẹp được đưa vào chậu để bán dịp Tết Nguyên đán với giá 1- 2,5 triệu đồng/cây.
Ngoài trồng cam đường Canh, khu đồi này còn trồng cam V2, bưởi đào đường và chanh rừng.
Vừa thu hoạch cam, vừa xăm gốc, bón phân giúp cây đủ dinh dưỡng kịp ra hoa đợt sau.
Vườn cam của gia đình chị Tư rộng khoảng 6ha, trồng được 3 năm nay, nằm cạnh hồ Suối Nứa.
Hoàng Văn
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.