Đây là nhận định được được đưa ra tại hội thảo Công bố các chỉ số kinh vĩ mô quý 1 do Viện Nghiên cứu chính sách và kinh tế (VERP) tổ chức.
“Năm 2016 tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn là tích cực, nếu những cơ hội từ tự do hóa thương mại được tận dụng và cải cách hành chính tiếp tục được thúc đẩy”. Đây là nhận định được được đưa ra tại hội thảo Công bố các chỉ số kinh vĩ mô quý 1 do Viện Nghiên cứu chính sách và kinh tế (VERP) tổ chức chiều 12/4, tại Hà Nội.
Theo Viện Nghiên cứu chính sách và kinh tế, kinh tế quý I chứng kiến mức suy giảm tăng trưởng đáng kể kể từ năm 2012 tới nay. Lần đầu tiên trong vòng 5 năm, tăng trưởng quý 1 thấp hơn so với mức tăng trưởng cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, khu vực nông, lâm ngư nghiệp đã suy giảm 1,23%, chủ yếu do giảm sản lượng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cây trồng vụ đông tại miền Bắc.
Trong khi đó, lạm phát có xu hướng tăng trở lại trong ba tháng đầu năm. Lạm phát đã vượt mức 1% trong tháng 2 và đạt 1,69% trong cả quý I. Mức tăng này phần lớn do việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục vào đầu tháng 3.
Theo Viện Nghiên cứu chính sách và kinh tế, thời gian tới, kinh tế thế giới xuất hiện những diễn biến mới, nhưng không nằm ngoài dự báo, có thể tác động đến kinh tế Việt Nam. Do đó, các chuyên gia khuyến nghị các chính sách kinh tế cần hướng tới duy trì mục tiêu ổn định vĩ mô, đặc biệt cần tránh tâm lý nôn nóng trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng cao khi bắt đầu một nhiệm kỳ Chính phủ mới.
Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng: "Vấn đề thu-chi ngân sách và thâm hụt ngân sách dẫn tới vì thâm hụt mà tăng nợ lên là một gánh nặng thực sự lớn đối với Chính phủ mới. Chính phủ mới nếu muốn làm được thì việc đầu tiên là phải tiết chế chi tiêu thường xuyên. Tất nhiên cắt giảm thì không thể cắt giảm đột ngột được nhưng phải có chiến lược cắt giảm một cách kiên quyết, còn nếu chúng ta không làm được điều này thì thâm hụt ngân sách không thể giải quyết được và sẽ liên tục thâm thủng, không phải thâm thủng ngân sách đơn thuần mà sẽ thâm thủng toàn bộ những chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra. Đồng thời, thời gian ấy thì chúng ta cũng hi vọng nền kinh tế sẽ phục hồi không phải trong năm nay, có thể trong những năm tiếp theo và với sự phục hồi đó thì có thể cải thiện được nguồn thu".
Báo cáo cũng cho thấy, lạm phát của Việt Nam vẫn tiềm ẩn khả năng diễn biến bất thường, đặc biệt trong nửa sau của năm 2016, khi các mặt hàng y tế và giáo dục được đồng loạt điều chỉnh, giá hàng hóa thế giới phục hồi, tác động của hạn hán lên giá lương thực đạt đỉnh điểm trước khi vụ lúa hè - thu được thu hoạch vào khoảng tháng 8.
Do đó, Chính phủ khi hoạch định chính sách cần nhìn trước những rủi ro bùng phát lạm phát nhằm kiểm soát cung tiền ở mức phù hợp. Kế hoạch tăng trưởng tín dụng từ 18 - 20% trong năm 2016 có thể tạo nguy cơ mất kiểm soát lạm phát như trong mấy năm gần đây./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…